Nông thôn Nam Định ngày càng phát triển toàn diện, đậm nét truyền thống, ngày càng hiện đại, bền vững. (Ảnh: XUÂN TRƯỜNG)

Nam Định quan tâm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn

Việc triển khai đồng bộ, có giải pháp trọng tâm phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn những năm qua đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn tỉnh Nam Định. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tỉnh Nam Định mới đạt 52 triệu đồng/người; đến hết năm 2023 đã đạt 70 triệu đồng/người/năm.
Ðại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Ðoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) phát biểu tại Hội trường. (Ảnh Quang Khánh)

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn cần tính đến những khác biệt của đô thị lớn

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thảo luận một số nội dung của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Các đại biểu đến từ Ðoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có nhiều ý kiến liên quan những vấn đề phát sinh, thực tế phát triển của Thủ đô, cũng như những đặc thù của một đô thị lớn, đô thị đặc biệt như Hà Nội.
Mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao, giảm chi phí sản xuất tại thôn Gốc Quéo, xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).

Sơn Dương quyết tâm về đích nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang vươn lên trở thành địa phương điển hình về cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị. Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, tăng cường sự liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Sơn Dương phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.
Phụ nữ ở vùng sâu huyện Krông Bông hết sức phấn khởi khi được sử dụng nước sạch.

Tăng cường hỗ trợ phụ nữ ở Đắk Lắk tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Nhiều hộ gia đình ở khu vực nông thôn vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Do đó, việc vận động thực hiện các hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe cộng đồng như rửa tay với xà phòng, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, ăn uống, xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh đường làng ngõ xóm là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực, giúp nâng cao sức khỏe phụ nữ và người dân, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng làng quê đáng sống.
Hà Nội cần khai thác lợi thế từ sông Hồng. (Ảnh Hải Linh)

Hạn chế sự tập trung quá mức vào đô thị trung tâm

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định Phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là quy hoạch ngành cấp quốc gia được định hướng bởi Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và song song tích hợp với các quy hoạch ngành khác như: Quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
Thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang xanh-sạch-đẹp.

Đổi thay ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng

Huyện Văn Giang là vùng quê giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Hưng Yên. Phát huy truyền thống đó, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Giang tiếp tục chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới nâng cao, tạo nên diện mạo mới ngày càng hiện đại, xanh-sạch-đẹp, trở thành điểm sáng, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Hưng Yên.
Huyện nông thôn mới Thủy Nguyên mang vóc dáng đô thị. (Ảnh Phòng Văn hóa huyện Thủy Nguyên).

Hải Phòng đẩy nhanh tốc độ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Giờ đây, nông thôn Hải Phòng đang từng ngày đổi khác với diện mạo mới hiện đại, văn minh, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm phát biểu tại buổi phát động Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Phát động giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân và nông thôn lần thứ II

Ngày 17/7, tại Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức lễ phát động và công bố thể lệ “Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam” lần thứ II năm 2024.
Nhiều hộ dân ở khu vực nông thôn huyên Krông Bông thiếu nước sinh hoạt.

Hàng nghìn hộ dân ở Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt

Hiện nay, thời tiết ở Tây Nguyên đang trong giai đoạn cuối mùa khô năm 2024. Mặc dù từ giữa tháng 4 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra một số đợt mưa dông, tuy nhiên diện mưa còn hẹp nên tình trạng hạn hán và thiếu nước vẫn đang xảy ra trên diện rộng, khiến hàng nghìn nghìn hộ dân ở khu vực nông thôn thiếu nước sinh hoạt.
Nông dân huyện Yên Bình (Yên Bái) làm đường giao thông nông thôn.

Bài 2: Xây dựng nông thôn mới với tư duy mới

Khắc phục khó khăn, tạo “sức bật” trong xây dựng nông thôn mới từ sự thay đổi trong tư duy của người dân, chính quyền địa phương và sự linh hoạt trong việc lồng ghép các nguồn lực được phân bổ trên địa bàn chính là “chìa khóa” để vừa bảo đảm mục tiêu của các chương trình, đồng thời đạt được các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Luật Đất đai 2024 tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân chủ động chuyển đổi vị trí canh tác, chủ động trong công tác dồn điền đổi thửa.

Thể chế hóa chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong Luật Đất đai 2024

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh". Thực hiện lời dạy của Người, Đảng ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn hướng tới "Xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam phát triển toàn diện, văn minh, tự chủ, tự lực, tự cường và có ý chí, khát vọng vươn lên; có trình độ và năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo".[1]
Vận hành hệ thống chăm sóc hoa lan hồ điệp tại trang trại Mê Linh F-Farm. (Ảnh Đăng Anh)

Cân nhắc khi điều chỉnh giảm diện tích khu vực nông thôn

Với hơn một nửa số dân sống ở khu vực nông thôn và hơn một nửa diện tích đất đai là đất nông nghiệp, thành phố Hà Nội cần đưa ra những lựa chọn khi xác lập quy hoạch thành phố theo Luật Quy hoạch, cũng như điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Cấu trúc không gian, cảnh quan, hành lang xanh, nông nghiệp-nông thôn là những vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng để khai thác hiệu quả, tạo động lực, điểm tựa cho phát triển kinh tế-xã hội, cũng như phát triển đô thị.
Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Ba thăm vùng nguyên liệu trồng chè búp tím đặc sản.

Huyện nghèo xây dựng nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành các tiêu chí của huyện nông thôn mới. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự vào cuộc quyết liệt, sự chung sức đồng lòng của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân để tạo ra được nhiều "trái ngọt" ở khắp các địa phương trong huyện.
Diện mạo mới xã An toàn khu Quảng Trực nơi biên giới huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Xóa huyện “trắng xã nông thôn mới” Tuy Đức

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện biên giới Tuy Đức (Đắk Nông) đã được các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị tích cực, chủ động triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã góp phần tạo nên diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Tuy Đức ngày càng khởi sắc…
Nông dân Hậu Giang bón phân, chăm sóc lúa. (Ảnh: PHÙNG DŨNG)

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp

Hôm nay, ngày 26/12, tại Thủ đô Hà Nội, chính thức khai mạc Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Hội Nông dân Việt Nam. Với chủ đề: “Đoàn kết-Dân chủ-Sáng tạo-Hợp tác-Phát triển”, Đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018-2023; đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ 2023-2028.
Mô hình trồng rau màu tuần hoàn tại tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh PHONG NGUYỄN)

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong giai đoạn mới

Ngày 20/12/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 46-NQ/TW). Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.