Tối 15/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế vĩ mô Việt Nam của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong khuôn khổ chuyến công tác đánh giá định kỳ của Đoàn tại Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam năm 2024 tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với GDP ước đạt 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Đặc biệt, xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị thế giới biến động khó lường, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp và gây ra hậu quả nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 6,82%. Thành công này không chỉ thể hiện sự kiên cường và quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, mà còn là minh chứng cho sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự điều hành quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân cả nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các cấp, ngành, địa phương thời gian tới cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phát huy hơn nữa tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, sự chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để giữ vững đà phục hồi của nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng quý III đạt kịch bản 6,5-7,4%.
Chiều 15/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; 147 doanh nghiệp nhà nước và 5 ngân hàng thương mại nhà nước.
Tại Diễn đàn cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ 2 do Báo Đầu tư phối hợp với Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) tổ chức vừa qua, cơ quan quản lý nhà nước và các chuyên gia kinh tế đã cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình kinh tế-xã hội năm tháng đầu năm 2024 và nêu những xu hướng chủ đạo của quá trình phục hồi, phát triển kinh tế thời gian tới.
Sáng 8/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bàn các giải pháp kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới còn nhiều biến động khó lường, yêu cầu đặt ra là cần theo dõi sát, nhanh nhạy nắm bắt tình hình, dự báo sớm để phản ứng chính sách kịp thời, thích ứng cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn.
Theo đánh giá, trong quý II năm 2024 nền kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, cơ bản đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ trên các lĩnh vực. Cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Sáng 20/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo.
Lạm phát năm 2023 đã được kiểm soát, đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đặt ra, là một dấu ấn trong chuỗi thành công của công tác quản lý, điều hành giá của Chính phủ trong nhiều năm trở lại đây. Ðiều này càng trở nên đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới vẫn đang phải đối mặt nhiều thách thức khi lạm phát tăng cao.
Ngay tại thời điểm này, Việt Nam cần có một kịch bản tham vọng để thúc đẩy những nỗ lực phi thường, tạo áp lực cho cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa, đưa nền kinh tế quay trở lại tốc độ tăng trưởng cao. Phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Vietnam về vấn đề này.
Bước sang năm 2024, Chính phủ xác định tập trung thúc đẩy tăng trưởng là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phục hồi kinh tế.
Ngày 8/12, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho biết đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức BB lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”.
Trong tháng 9/2023, tình hình kinh tế thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp; tốc độ phục hồi chậm; tăng trưởng thấp, lạm phát vẫn duy trì ở mức cao tại nhiều quốc gia; giá dầu thô, lương thực có xu hướng tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu gây hậu quả nặng nề ở nhiều nước.
Những rủi ro từ kinh tế toàn cầu; hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nhiều lĩnh vực gặp khó khăn; sức chống chịu của doanh nghiệp bị “bào mòn” sau đại dịch Covid-19... đang là những thách thức của kinh tế Việt Nam. Ðiều này đặt áp lực nặng nề lên việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm nay.
Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, có đủ căn cứ và cơ sở để nhận định rằng vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là “thông mạch, thông các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển.
Trong thời điểm nền kinh tế chịu tác động tiêu cực vì đại dịch Covid-19 cũng như giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với rất nhiều khó khăn thách thức, những đóng góp của khối doanh nghiệp nhà nước càng trở nên nổi bật thông qua nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 332/TB-VPCP về Kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.
Ngày 20/7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet L. Yellen đưa ra Tuyên bố chung sau buổi làm việc trong khuôn khổ chuyến thăm của Bộ trưởng Yellen tại Hà Nội.
Ngày 11/7, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp và Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức Tọa đàm Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2023 với chủ đề “Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới”.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 5/7/2023 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030.
Ngày 29/6, tại thành phố Lào Cai, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học Kinh tế và Xã hội quốc gia Lào phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế 4 bên Việt-Lào năm 2023 với chủ đề: “Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và công nghệ bảo đảm phát triển nhanh và bền vững tại Việt Nam và Lào”.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" để thảo luận về các biện pháp tiếp tục ổn định và giúp thị trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, góp sức cho nền kinh tế.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bối cảnh thay đổi của thế giới và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đem lại nhiều cơ hội phát triển mới cho Việt Nam, đặc biệt là những trung tâm đầu mối giao lưu quốc tế của quốc gia như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 22/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo tóm tắt thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo.
Theo Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, ngành dịch vụ tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh trong tháng 4/2023, phần lớn được thúc đẩy bởi sự mở rộng của các dịch vụ du lịch, lưu trú và nhà hàng.
Việt Nam cần sớm tính toán lại các chính sách kinh tế vĩ mô trong bối cảnh lạm phát thấp hơn. Điều này làm cơ sở quan trọng để chúng ta chủ động nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp nhằm thúc đẩy nền kinh tế phục hồi bền vững.
Tăng trưởng GDP quý I/2023 chỉ đạt 3,32%, thấp hơn nhiều so với kịch bản điều hành và là mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhưng bước sang tháng 4/2023, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội bắt đầu chuyển biến và có tín hiệu khả quan.