Doanh nghiệp nhà nước góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô

Doanh nghiệp nhà nước góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô

Trong thời điểm nền kinh tế chịu tác động tiêu cực vì đại dịch Covid-19 cũng như giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với rất nhiều khó khăn thách thức, những đóng góp của khối doanh nghiệp nhà nước càng trở nên nổi bật thông qua nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình địa chính trị thế giới có nhiều biến động, dẫn đến những thay đổi trong chính sách điều hành vĩ mô của các quốc gia trên thế giới và sự chuyển hướng chính sách điều hành ở trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp.

Thực hiện tốt vai trò chủ đạo

Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp nhà nước nói chung và 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nói riêng ngày càng khó khăn, thách thức khi vừa phải thực hiện mục tiêu tăng trưởng hiệu quả, vừa phải bảo đảm các mặt hàng thiết yếu, các cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời, phải đẩy mạnh đầu tư vào các dự án quan trọng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, hạ tầng giao thông quốc gia, chuyển đổi số, viễn thông và công nghệ thông tin, vận tải, cung ứng các nguyên liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất.

Đại diện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, với nhiều giải pháp quyết liệt, linh hoạt, nhạy bén trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, về cơ bản, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh tổng hợp của 19 tập đoàn, tổng công ty có tăng trưởng; hiệu quả ổn định.

Ước tính sáu tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty đạt 580.490 tỷ đồng, bằng 53,7% kế hoạch năm, tăng 4% so cùng kỳ; tổng lợi nhuận trước thuế (không tính EVN) đạt 18.195 tỷ đồng, bằng 56,7% kế hoạch năm; tổng nộp ngân sách đạt 33.520 tỷ đồng, tăng 2% so cùng kỳ.

Cụ thể, ước tính sáu tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty đạt 580.490 tỷ đồng, bằng 53,7% kế hoạch năm, tăng 4% so cùng kỳ; tổng lợi nhuận trước thuế (không tính EVN) đạt 18.195 tỷ đồng, bằng 56,7% kế hoạch năm; tổng nộp ngân sách đạt 33.520 tỷ đồng, tăng 2% so cùng kỳ. Một số tập đoàn, tổng công ty có giá trị xuất khẩu lớn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, dệt may, lương thực, cao-su, thuốc lá, phân bón.

Đáng lưu ý, những đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn trong giai đoạn vừa qua không chỉ phản ánh qua những con số về kết quả doanh thu, lợi nhuận mà còn thể hiện rõ nét trong nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục giữ vị trí, vai trò nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng; bảo đảm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, các cân đối lớn cho nền kinh tế. Trong đó, tỷ lệ chiếm giữ thị phần, tổng sản lượng so với cả nước khoảng 87% điện năng, 50% xăng dầu bán lẻ, 100% khí khô, 70% khí hóa lỏng, 70% phân bón, 45% thuê bao di động, 41% băng rộng cố định mặt đất. Trong lĩnh vực vận tải, các tập đoàn, tổng công ty nắm giữ 49% sản lượng vận tải hành khách hàng không nội địa, quản lý 21/22 cảng hàng không dân dụng, 16% hàng hóa vận tải biển, 100% điều hành và vận tải giao thông đường sắt.

Tổng Giám đốc Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) Phùng Quang Hiệp cho biết, mặc dù đối diện nhiều khó khăn, nhưng bình quân hằng năm, Vinachem vẫn sản xuất và cung ứng cho thị trường gần 4 triệu tấn phân bón các loại, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, góp phần bảo đảm an toàn và an ninh lương thực quốc gia.

Trước biến động của nguồn cung và giá năng lượng thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình trong nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã nỗ lực bảo đảm cung cấp các mặt hàng thiết yếu gồm điện, than, khí và xăng dầu. Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Đào Nam Hải, sản lượng xăng dầu xuất bán hợp nhất của Tập đoàn sáu tháng đầu năm đạt hơn 7,3 triệu m3/tấn, tăng 4% so cùng kỳ; lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt 1.780 tỷ đồng, bằng 55% kế hoạch.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Petrolimex tiếp tục thực hiện tốt vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong thực hiện bình ổn thị trường xăng dầu, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước cũng có nhiều điểm sáng. Ước tính giá trị giải ngân vốn đầu tư của 19 tập đoàn, tổng công ty sáu tháng đầu năm 2023 đạt 59.500 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhà nước góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô ảnh 1

Khơi thông nguồn lực nắm giữ

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã giao nhiệm vụ cho các tập đoàn, tổng công ty phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2023; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực nhà nước giao.

Các đơn vị cũng phải bảo đảm cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, các cân đối lớn cho nền kinh tế; đặc biệt là điện, than, xăng dầu; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư, thanh quyết toán; phối hợp các địa phương, cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng, bàn giao mặt bằng dự án; tập trung cao độ nguồn lực để bảo đảm các mốc tiến độ thực hiện đối với những dự án lớn, quan trọng.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước năm 2021 chiếm 24,6% so với tổng vốn đầu tư nhà nước và chiếm 10% tổng đầu tư toàn xã hội. Tính đến cuối năm 2022, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nắm giữ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước và khoảng 65% tổng tài sản của khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục giữ vị trí, vai trò nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng; bảo đảm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, các cân đối lớn cho nền kinh tế.

Thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục giữ vị trí, vai trò nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng; bảo đảm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, các cân đối lớn cho nền kinh tế. Đẩy mạnh đầu tư phát triển, trong đó, nhiều dự án lớn, quan trọng có tính kết nối, lan tỏa, tạo tiền đề và động lực cho phát triển các ngành, lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của cả nước; đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, viễn thông, công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả rất quan trọng nêu trên, đóng góp của các tập đoàn, tổng công ty chưa thật sự tương xứng với nguồn lực nắm giữ và dư địa phát triển còn rất lớn. Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho khu vực doanh nghiệp nhà nước là phải phát huy cao nhất hiệu quả nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới.

Để khơi thông các nguồn lực trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, một nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện là kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn đang tạo thành rào cản trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp phát triển. Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan khẩn trương tham mưu đề xuất tăng cường hiệu lực, hiệu quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về thể chế, chính sách đã được Chính phủ quyết nghị tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế-xã hội; nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển riêng, đặc thù đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy mô lớn, hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng.

back to top