Tiếp tục chương trình tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 7/6, tại ngày làm việc thứ 2 của phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng là hai vị tư lệnh ngành tiếp theo đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội với nhiều vấn đề, nội dung được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm.
Thứ tư, ngày 7/6/2023, dưới sự chủ trì điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại Nhà Quốc hội. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Cho rằng những vụ việc xảy ra trong hoạt động đăng kiểm vừa qua là hết sức nghiêm trọng, gây hệ lụy lớn cho doanh nghiệp và người dân, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để tập trung tháo gỡ, khôi phục hoạt động đăng kiểm, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Chiều 7/6, Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ. Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ chung quanh phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng như đề xuất một số giải pháp giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện tốt hơn nữa vai trò quản lý của mình trong thời gian tới.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương sớm tìm nguồn vốn để hoàn thiện kế hoạch mở rộng, nâng cấp các tuyến cao tốc từ 2 làn xe lên 4 làn xe như quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nhấn mạnh tính mới, tính dấn thân của hoạt động nghiên cứu nên quá trình nghiên cứu có thể không thành công, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, đề tài nghiên cứu không thành công cũng là một đóng góp để làm rõ hướng đi cho cộng đồng khoa học trong các nghiên cứu khác.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, qua phiên chất vấn về lĩnh vực khoa học và công nghệ tại Kỳ họp thứ 5, Chính phủ, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ và các Bộ trưởng có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này.
Đánh giá phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã đi thẳng vào vấn đề, nhìn nhận được những vướng mắc, các đại biểu Quốc hội cho rằng, để tạo điều kiện thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc, cần kịp thời rà soát, đánh giá hiệu quả các chính sách hiện hành.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, chính sách nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ phải là đòn bẩy tạo môi trường thông thoáng. Nhà nước có thể giảm thuế, giúp đỡ, vinh danh những cá nhân, đơn vị muốn tham gia phát triển công nghệ chứ không nên làm thay.
Trước ý kiến các đại biểu Quốc hội về thị trường khoa học công nghệ Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế và việc thúc đẩy ứng dụng, đổi mới nghiên cứu và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, các chính sách, cơ chế pháp luật để điều chỉnh đã có, quan trọng là việc áp dụng và triển khai ra sao trong thực tiễn.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn nhiều rào cản, đặc biệt cần nguồn vốn rất lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất, đào tạo nhân lực, tiếp cận nguồn vốn cũng còn khó khăn. Đây là những điểm nghẽn cần quan tâm tháo gỡ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ, Ủy ban Dân tộc chỉ đạo tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, tăng tốc, tạo đột phá và chuyển biến căn bản trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để bù lại thời gian chậm trễ vừa qua, nhất là về cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng vốn thực hiện Chương trình.
Nhận khuyết điểm trước Quốc hội và bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện chậm. Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ, hoàn thiện cơ sở pháp lý để Chương trình giải ngân đúng yêu cầu.
Trước tình trạng cơ quan bảo hiểm xã hội đã thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các chủ hộ kinh doanh cá thể trong thời gian dài dù các đối tượng này không thuộc diện phải đóng bảo hiểm bắt buộc, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa-Vũng Tàu) đề nghị làm rõ liệu có tiêu cực trong thu bảo hiểm xã hội hay không?
Thứ ba, ngày 6/6/2023, dưới sự chủ trì điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 13 của Kỳ họp thứ 5 với các phiên họp toàn thể tại hội trường, tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, số liệu thống kê tính đến thời điểm này cho thấy số lượng người dân tộc thiểu số chưa nói thông, viết thạo tiếng Việt chiếm 15%. Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều, trong đó có cả yếu tố khách quan.
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, hiện tượng “không muốn thoát nghèo” là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố như: theo tiêu chí đã thoát nghèo nhưng cuộc sống thực tế vẫn rất khó khăn, thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách...
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách của Đảng và Nhà nước ta, được thực hiện thông qua các chủ trương của Đảng, các quy định pháp luật và hệ thống chính sách liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
Theo các đại biểu Quốc hội, tình trạng người lao động muốn đi xuất khẩu lao động bị lừa diễn ra khá nhiều, trong đó có nguyên nhân từ việc lao động thiếu thông tin chính thống, trong khi thường bị các “công ty ma” bủa vây.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, dù chưa phát hiện có tiêu cực hay không, nhưng việc thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các chủ hộ kinh doanh cá thể là sai về chủ trương, cơ quan công quyền làm sai thì phải xin lỗi và xử lý theo quy định.
Bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và khối doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng thiếu việc làm trong lực lượng lao động nước ta. Song theo Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, bình quân tỷ lệ thất nghiệp quý I/2023 là 2,25%, vẫn ở mức thấp so mặt bằng chung thế giới.
Phân tích nguyên nhân của tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu đơn hàng; trong khi đó, cơ quan quản lý bảo hiểm chưa quản lý hết đối tượng, quản lý, sử dụng thiếu hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối cơ sở dữ liệu chưa tốt.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, trong 2,5 ngày (từ 6/6-sáng 8/6), Quốc hội bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn với vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực đang được cử tri và cả nước quan tâm.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần tích cực, tâm huyết, trách nhiệm trong hoạt động chất vấn; đề nghị các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Quốc hội, trước cử tri và nhân dân cả nước, giải trình rõ ràng về nguyên nhân, biện pháp khắc phục, để phiên chất vấn thực sự hiệu quả, thực chất, có chiều sâu, mang tính xây dựng cao.
Các đại biểu Quốc hội kỳ vọng ở phiên chất vấn lần này, các Bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời thẳng thắn, đúng trọng tâm lĩnh vực mình phụ trách, đồng thời đưa ra những giải pháp kịp thời tháo gỡ những vướng mắc đối với những vấn đề đang được cử tri, người dân quan tâm.
Hôm nay (6/6), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, trong đó Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Trước thực trạng “tín dụng đen” vẫn tồn tại dai dẳng, chuyển từ hình thức này qua hình thức khác, các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần phải đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ tham gia phát triển ngân hàng số để góp phần đẩy lùi và xóa bỏ “tín dụng đen”.
Cho ý kiến về các công cụ quản lý tài nguyên nước, đại biểu Tạ Đình Thi, thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh, việc kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức lưu vực sông là vấn đề cấp bách hiện nay.
Nêu rõ có hiện tượng nhiều đối tượng không thuộc diện được mua nhà ở xã hội nhưng vẫn “xếp hàng” để nộp hồ sơ mua nhà, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải có các biện pháp xác định rõ đối tượng được ưu tiên tiếp cận nhà ở xã hội, nhằm bảo đảm công bằng cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp đang có nhu cầu cấp thiết.