Hai năm trước, mưa lớn đã làm đập Hố Dư vỡ, tạo thành một đợt lũ lớn tràn về thôn Thạch Nham Đông (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng). Từ đó đến nay, mỗi lần mưa to tình trạng ngập lại diễn ra tại khu vực tổ 2, tổ 3. Người dân mong muốn sớm được triển khai phương án thoát nước để yên tâm trong mùa mưa bão.
Thời gian gần đây, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thường có mưa lớn kéo dài, cùng với địa hình nhiều đồi dốc nên đã xuất hiện những điểm có nguy cơ sạt lở đất.
Chiều 30/10, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Quảng Bình Hoàng Đăng Cương cho biết, mưa lũ trong những ngày qua gây ngập lụt, sạt lở nhiều tuyến đường. Sở đang chỉ đạo các đơn vị khẩn trương khắc phục hậu quả để bảo đảm giao thông thông suốt trong thời gian sớm nhất. Hiện, quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Quảng Bình nước đã rút hết, phương tiện lưu thông bình thường.
Ngày 29/10, Đoàn công tác của Ủy ban nhân tỉnh Quảng Trị do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng làm Trưởng đoàn đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 6 gây ra mưa lũ lớn tại huyện Vĩnh Linh, địa phương thiệt hại nặng nhất tỉnh.
Ngay sau bão số 3, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn, kịp thời nắm bắt khó khăn để chỉ đạo tập trung tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhanh chóng phục hồi. Các địa phương và doanh nghiệp đã khẩn trương bắt tay ngay vào khắc phục hậu quả thiên tai, “chạy đua” với thời gian để sớm hoạt động trở lại phục vụ mùa khách du lịch tàu biển.
Ngày 2/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh.
Sau hơn 1 ngày tạm ngừng lưu thông để khắc phục sự cố sạt lở, từ trưa 26/9, tuyến tỉnh lộ 721 kết nối Lâm Đồng và Bình Phước được thông tuyến, các phương tiện được lưu thông qua đường tránh tạm tại khu vực sạt lở.
Từ ngày 21 đến 1 giờ ngày 24/9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến từ 100-160mm. Mưa lớn và lũ từ thượng nguồn gây ra đợt lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh, ngập lụt tại các khu vực trũng thấp, sạt lở tại nhiều vị trí.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có nhiều hành động thiết thực hướng về đồng bào vùng bị lũ lụt miền bắc.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành văn bản hỏa tốc đề nghị Bộ Công thương hỗ trợ thực hiện giám định chất lượng công trình phục vụ đánh giá nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục đối với sự cố sạt lở hồ chứa quặng đuôi mỏ kẽm, chì Chợ Điền xảy ra ngày 9/9.
Đợt mưa to, lũ lớn trên diện rộng ở tỉnh Thái Nguyên gây thiệt hại lớn đối với ngành giao thông, hàng trăm điểm sạt lở cùng lúc xảy ra gây ách tắc. Nhưng với tinh thần chủ động, chuẩn bị chu đáo và tinh thần sẵn sàng khắc phục cao của ngành giao thông nên ngay từ đêm 11/9, khi mưa, lũ xảy ra, sạt lở tại hầu hết các tuyến đường trên địa bàn tỉnh cơ bản được khắc phục, thông tuyến để phục vụ ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ lũ lụt, đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.
Trong đợt mưa do cơn bão số 3 vừa qua, hồ chứa bùn thải quặng đuôi số 1 của Xưởng tuyển nổi mỏ kẽm, chì Chợ Điền của Chi nhánh Kim loại màu Bắc Kạn (TMC) thuộc Công ty cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên (VIMICO) đặt tại xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã bị vỡ. Sự cố này đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Chiều 18/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) Ngô Văn Thính cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra trận lốc xoáy khiến 3 ngôi nhà của người dân bị hư hại.
Từ 19 giờ ngày 11 đến 7 giờ ngày 12/9 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến từ 30mm-80mm; một số nơi có lượng mưa cao hơn 100mm như Yên Định, Nông Cống, Nga Sơn, Thạch Thành.
Ngày 11/9, Sở Tài nguyên-Môi trường Quảng Bình cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với chủ 3 trang trại chăn nuôi lợn với tổng số tiền hơn 2,3 tỷ đồng.
Ngày 10/9, Đoàn công tác thành phố Đà Nẵng đã đến thăm hỏi và hỗ trợ thành phố Hải Phòng 10 tỷ đồng nhằm góp phần khắc phục một phần hậu quả bão, lũ do ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Đây là một trong 4 đoàn công tác của thành phố sẽ đến thăm hỏi và hỗ trợ tổng cộng khoảng 25 tỷ đồng cho các địa phương phía bắc.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có Công điện số 14/CĐ-CĐBVN yêu cầu Sở Giao thông vận tải Phú Thọ khẩn cấp điều động nhân lực, thiết bị tham gia khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu và tìm kiếm cứu nạn; bảo vệ công trình và các công việc cần thiết khác.
Từ đêm ngày 8 đến sáng 9/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa tiếp tục kéo dài tại tỉnh Bắc Kạn. Gần như toàn bộ các tuyến đường trọng yếu tại địa phương này phải hứng chịu các điểm sạt lở, gây ách tắc, khối lượng sạt lở nhiều, thiệt hại lớn. Nước các sông lên cao gây ngập úng nhiều nơi.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh có mưa to kèm theo dông lốc gây thiệt hại tại nhiều địa phương.
Ngày 21/8, theo báo cáo của huyện Lạc Sơn, Hòa Bình, những ngày qua, mưa lớn đã gây thiệt hại nghiêm trọng đường giao thông và hoa màu trên địa bàn huyện.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Yên Bái, từ đêm 3 đến sáng 4/8, trên địa bàn các xã thuộc huyện Yên Bình và Lục Yên, tỉnh Yên Bái có mưa to đến rất to.
Từ 9-15 giờ ngày 23/7, khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa, có nơi mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Tại huyện Quan Hóa, lượng mưa đo được tại điểm đo mưa tự động ở xã Thành Sơn là 127.4mm, độ ẩm đất đã gần đạt bão hòa.
Ngày 19/7, Công ty Nước sạch Hà Nội (sau đây gọi tắt là Công ty) đã có báo cáo số 2112/NSHN-KT về tình hình khắc phục sự cố sụt lún nền nhà giếng H24 (giếng khoan nước ngầm) của Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên tại số nhà 193 ngõ Văn Chương, phường Văn Chương, quận Đống Đa (Hà Nội) xảy ra ngày 13/7/2024.
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, trong thời gian vừa qua, các đợt mưa lớn kéo dài đã hình thành lũ quét và các điểm sạt lở đất tại núi Pù Húc, tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình.
Trong những ngày qua, tình hình thiên tai đã gây ra nhiều thiệt hại cho bà con nông dân và ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân. Nhiều cơn mưa lớn kéo dài đã gây đổ ngã hàng nghìn ha lúa hè thu của bà con nông dân; liên tục xảy ra nhiều điểm sạt lở làm mất đi đường sá và ảnh hưởng đến nhà cửa và tài sản của người dân.
Theo tin từ Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Giang, sau nhiều giờ nỗ lực xử lý khối lượng lớn đất đá sạt lở xuống đường do mưa lớn, đến ngày 7/6 tất cả các điểm sạt lở trên Quốc lộ 4C; đường tỉnh 176B nối từ thành phố Hà Giang lên vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã thông xe.
Trong đêm 20, rạng sáng 21/4, trước diễn biến bất thường của cơn dông lớn đầu mùa, các lực lượng của Công an thành phố Hà Nội đã ứng trực, phối hợp các đơn vị chức năng khắc phục sự cố.