Mưa bão đã khiến 2 người bị thương (huyện Thanh Thủy và Tam Nông); 178 ngôi nhà bị cây đổ, tốc mái, trong đó huyện miền núi Yên Lập có 107 ngôi nhà, Thanh Thủy 22 nhà, huyện Thanh Ba 31 nhà...; 50 nhà dân tại huyện Thanh Sơn phải di dời (xã yên Lương 30 nhà và xã Văn miểu 20 nhà); 4 nhà tại huyện Đoan Hùng bị ảnh hưởng do sạt lở đất; 9 trường học, 2 nhà văn hóa bị tốc mái…
Ngoài ra, mưa bão còn khiến khiến nhiều diện tích hoa màu, cây xanh đô thị và hàng chục nhà xưởng, cột điện hạ thế của nhiều địa phương bị gãy, đổ. Tại huyện Thanh Thủy, mưa bão còn khiến 1 lồng cá bị chìm, 20 lồng cá bị vỡ.
Ngay trong đêm 7/9, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tập trung khắc phục hậu quả mưa bão, nhất là tại các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng, bảo đảm điều kiện tốt nhất để học sinh được học trong môi trường an toàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang kiểm tra tình hình sạt lở trên các sông chạy qua tỉnh Phú Thọ. |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang yêu cầu yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời công tác phòng ngừa, ứng phó với bão số 3 với tinh thần chủ động cao nhất, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Khẩn trương khắc phục hậu quả, cứu người mắc kẹt, mất tích trong bão số 3
Chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn.
Lực lượng chức năng huyện Thanh Ba khắc phục tình trạng cây gãy đổ ra đường để bảo đảm an toàn giao thông. |
Chủ động vận hành, điều tiết nước và triển khai phương án bảo đảm an toàn công trình đê điều, hồ chứa và hạ du nhất là các tuyến đê xung yếu, các cống dưới đê bị sự cố, các hồ chứa lớn, các hồ chứa đã đầy nước, hồ chứa xung yếu, công trình đang thi công.