VinFuture là nhịp cầu để các nhà nghiên cứu, phát minh trên toàn cầu hiện thực hóa những khát vọng khoa học lớn lao, phụng sự nhân loại

VinFuture là nhịp cầu để các nhà nghiên cứu, phát minh trên toàn cầu hiện thực hóa những khát vọng khoa học lớn lao, phụng sự nhân loại

Tối 20/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, diễn ra Lễ trao giải thưởng khoa học công nghệ toàn cầu VinFuture 2022. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự và phát biểu tại Lễ trao giải. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Các thành viên Hội đồng giải thưởng VinFuture chia sẻ về những thách thức với các nhà khoa học nữ.

Các nhà khoa học nữ tạo nên sự đa dạng và khác biệt

“Hãy loại bỏ nỗi sợ bạn là phụ nữ, đó sẽ là nội lực mạnh mẽ tạo ra sự khác biệt trong các tổ chức nghiên cứu khoa học”, Giáo sư Albert P. Pisano (Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Chủ nhiệm khoa Trường Kỹ thuật Jacobs thuộc Đại học California, San Diego, Mỹ) khuyến khích các sinh viên nữ kiên định với con đường nghiên cứu khoa học.
 Giáo sư Jennifer Tour Chayes.

Giáo sư Jennifer Tour Chayes: "Chúng ta cần tạo thêm nhiều lĩnh vực khoa học mới"

“Ngay cả những người xuất thân không phải là trí thức cũng có thể trở thành nhà khoa học. Vì thế, cần tạo nhiều lĩnh vực khoa học mới, nhiều nền công nghiệp mới sẽ trực tiếp tác động cho nhân loại”, Giáo sư Jennifer Tour Chayes, thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Trưởng khoa Công nghệ Thông tin, Đại học California, Berkeley truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo, Đại học California, Santa Barbara, Hoa Kỳ.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên: "Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu khoa học"

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture bày tỏ hy vọng, trong tương lai gần, Chính phủ Việt Nam sẽ đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu khoa học trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, gửi các nhà khoa học trẻ học tập ở nước ngoài... để thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi nghiên cứu khoa học. 
Giáo sư Dan M. Kammen.

Giáo sư Dan M.Kammen: "Cần đẩy nhanh ứng dụng công nghệ trong phát triển năng lượng xanh"

"Mục tiêu phát triển công nghệ năng lượng xanh đến mốc 2050 bị tụt lại khá xa, cho nên chúng ta cần phải có thêm nhiều phát kiến, đổi mới sáng tạo. Các chính phủ cần phải cam kết nhiều hơn trong việc có các kế hoạch về phát triển năng lượng xanh", Giáo sư Dan M.Kammen chia sẻ.
Nhà khoa học John Nosta. (Ảnh chụp màn hình)

"VinFuture Prize giống như Giải Nobel của Việt Nam"

"Tôi nghĩ rằng VinFuture Prize đã thiết lập nên tầm quan trọng về mặt văn hóa-xã hội sự đổi mới sáng tạo. Tôi hiểu rằng tại Việt Nam, đổi mới là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự thay đổi và nó gắn liền với sự biến đổi. VinFuture Prize giống như Giải Nobel của Việt Nam", nhà khoa học John Nosta, lãnh đạo của phong trào sức khỏe số chia sẻ. 
TS Lê Thái Hà vinh dự được bình chọn vào top các nhà khoa học có ảnh hưởng toàn cầu năm 2022. Chị cũng là người phụ nữ Việt Nam duy nhất trong bản danh sách này.

Mong vai trò của nữ giới trong nghiên cứu khoa học sẽ được nâng cao

Trong danh sách 100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất năm 2022 được Nhà xuất bản Elsevier công bố, Lê Thái Hà (34 tuổi) là nhà khoa học nữ duy nhất của Việt Nam được xướng tên. Nữ tiến sĩ được xếp hạng 49.666, tiếp tục là nhà khoa học nữ duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách. Vị trí của nữ tiến sĩ này tăng hơn 24.000 bậc so với bảng xếp hạng năm 2021.
Hãy theo đuổi ước mơ, dù chưa chắc nhưng cứ chọn và thử

Hãy theo đuổi ước mơ, dù chưa chắc nhưng cứ chọn và thử

Họ là những người phụ nữ dùng trí tuệ và năng lực của mình để chinh phục đỉnh cao trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường vốn được xem là “khô, khó, khổ”. Con đường đi đến thành công của họ không trải hoa hồng nhưng những sáng chế, phát minh và mô hình mà họ gây dựng được đã mang về những trái ngọt, bởi họ là những người biết dấn thân theo đuổi đam mê.

Katalin Kariko, hiện là Phó chủ tịch cấp cao tại BioNTech phụ trách mảng mRNA. Ảnh: Boston Globe

Nhà nữ khoa học đặt nền móng cho công nghệ mRNA đến Việt Nam

Bà Katalin Kariko, nhà nữ khoa học người Hungary, là một trong những người tiên phong với công nghệ mRNA, công nghệ được Pfizer/BioNTech và Moderna sử dụng để sản xuất vaccine phòng Covid-19. Tuy nhiên, ý tưởng trị giá hàng tỷ USD và cứu hàng triệu người ấy đã từng khiến bà gặp nhiều thất bại. Bà sẽ có mặt tại Việt Nam trong Tuần lễ Khoa học VinFuture từ ngày 18 đến 21/1 tới để lan tỏa thông điệp về những nỗ lực phi thường trong nghiên cứu khoa học.