Các nhà khoa học tham gia phiên tọa đàm ngày 18/12.
Các nhà khoa học tham gia phiên tọa đàm ngày 18/12.

Trước thềm trao giải VinFuture 2023: Áp lực từ các đề cử vô cùng lớn

NDO - Số lượng các đề cử giải VinFuture mùa thứ 3 đã tăng gấp gần 3 lần cho thấy uy tín và tầm vóc của giải thưởng cũng như sự quan tâm của các nhà khoa học thế giới dành cho VinFuture. Các thành viên Hội đồng giải thưởng năm nay đánh giá các đề cử rất tuyệt vời và điều đó tạo áp lực lớn cho các thành viên.

Tăng số lượng đề cử, chất lượng tăng cao so với 2 mùa giải trước

Với số lượng đề cử hơn 1.300, gấp gần 3 lần so với mùa giải đầu tiên, Giáo sư Quarraisha Abdool Karim, Giải Đặc biệt VinFuture 2021, Thành viên Hội đồng Sơ khảo cho biết, giải thưởng VinFuture năm nay có sự thay đổi rõ rệt. Con số ấn tượng này là một tín hiệu tích cực cho thấy sự quan tâm ngày một lớn của cộng đồng khoa học thế giới tới VinFuture.

Bên cạnh đó, chất lượng các hồ sơ tăng lên cũng là một điểm rất đáng chú ý. Có rất nhiều hồ sơ đầy hứa hẹn, đưa ra các giải pháp tuyệt vời để thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Điều này khiến các thành viên Hội đồng phải thực sự đau đầu vì loại cái nào cũng tiếc.

Giáo sư Quarraisha Abdool Karim tin rằng, các công trình đạt giải năm nay đều rất thuyết phục bởi đóng góp của chúng cho nhân loại là không thể phủ nhận, cả trong hiện tại và tương lai. Ứng dụng của các nghiên cứu này đang và sẽ hiện diện ngày càng nhiều trong cuộc sống của chúng ta.

Trước thềm trao giải VinFuture 2023: Áp lực từ các đề cử vô cùng lớn ảnh 1

Giáo sư Soumitra Dutta, Đại học Oxford, Anh quốc; thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture.

Là thành viên mới của Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Giáo sư Soumitra Dutta, Đại học Oxford, Anh quốc; thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture cho biết, giải thưởng VinFuture như là một điển hình cho việc khích lệ những sự sáng tạo, đổi mới đến từ các quốc gia đang phát triển.

Ông bày tỏ, các đề cử của năm nay rất tuyệt vời, nhưng mà ông sẽ mong chờ nhiều hơn các cái đề cử đến từ chính Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.

Với Giáo sư Albert P. Pisano, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Jacobs, Đại học California, San Diego, đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo VinFuture, với chủ đề “Chung sức toàn cầu”, áp lực của năm nay cũng vô cùng lớn vì phải lựa chọn ra được những ứng cử viên sáng giá nhất, tốt nhất trong tất cả những ứng viên sáng giá đấy.

Chủ đề của năm nay là “Chung sức toàn cầu” thì thách thức không phải là tìm ra một người thuần túy thắng giải mà cũng không phải là những người chỉ thuần túy là giỏi nhất trong lĩnh vực của họ. Quan trọng hơn đó là tìm ra, chỉ ra được những tín hiệu mà những giải thưởng hay những giải pháp mà họ mang đến sẽ là tốt nhất cho xã hội, cho người dân.

Giáo sư Albert P. Pisano

VinFuture đề cao hợp tác liên ngành

Theo Giáo sư Quarraisha Abdool Karim, sức hút của VinFuture ở mùa giải thứ ba là sự tiên phong và khác biệt. Giải thưởng khoa học công nghệ đến từ Việt Nam không giống bất kỳ một giải thưởng quốc tế nào khác, cả về sứ mệnh, tiêu chí cũng như tầm nhìn.

Với sứ mệnh “Khoa học phụng sự nhân loại”, VinFuture đang thúc đẩy cộng đồng khoa học tìm kiếm các giải pháp đột phá mang lại lợi ích cho hàng triệu người. Là một nhà dịch tễ học, bà tin rằng khi các nhà khoa học cố gắng tìm kiếm lời giải cho một vấn đề thì đó phải là vấn đề có tầm quan trọng đủ lớn với cộng đồng nơi họ sống, nếu chưa muốn nói đến quy mô toàn cầu. Tiêu chí này của VinFuture cũng rất giống với tiêu chí sáng tạo tri thức mà tôi cũng như nhiều nhà nghiên cứu đang áp dụng.

VinFuture còn gây chú ý khi đề cao và thúc đẩy sự hợp tác liên ngành. Các thách thức mà nhân loại phải đối mặt ngày càng lớn và thậm chí vượt ra khỏi nhận thức thông thường, ví dụ như đại dịch Covid-19 vừa qua. Trong bối cảnh đó, hợp tác liên ngành chính là chìa khóa cho các vấn đề cả cũ lẫn mới. Vaccine mRNA chống Covid-19, một thành tựu đột phá cứu sống nhân loại, đã ra đời theo cách tiếp cận mới đó.

Trước thềm trao giải VinFuture 2023: Áp lực từ các đề cử vô cùng lớn ảnh 2
Giáo sư Quarraisha và chồng bà - Giáo sư Salim S. Abdool Karim nhận giải Đặc biệt VinFuture mùa 1.

Đồng hành đến mùa giải thứ 3, Giáo sư Albert P. Pisano, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Jacobs, Đại học California, San Diego; đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo VinFuture đánh giá, điểm đặc biệt của giải thưởng VinFuture là không tập trung vào những con người mà không chỉ mang lại những nghiên cứu giỏi nhất trong lĩnh vực đấy, mà quan trọng hơn, đó là những giải pháp cũng như nghiên cứu của họ sẽ mang lại những điều tốt đẹp hơn cho người khác và mang lại tác động tốt hơn cho người khác thông qua yếu tố công nghệ.

Theo ông, một điểm khác biệt của VinFuture là có giải thưởng dành cho nhà khoa học nữ, giải thưởng cho nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực mới, giải thưởng cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, chứ không phải chỉ đi tìm kiếm những ý tưởng rất là tuyệt vời từ những nước giàu có, những quốc gia đã phát triển. Đấy là điểm khiến cho giải thưởng VinFuture trở nên vô cùng đặc biệt.

“Chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều các giải thưởng khác ở trên thế giới trong lĩnh vực khoa học công nghệ, kỹ thuật, vật liệu… nhưng điểm làm cho giải thưởng VinFuture này rất đặc biệt là đánh giá và tập trung nhìn nhận vào những tác động mà những người sáng tạo khoa học hiện mang lại cho xã hội, cho mọi người.

Tôi cho rằng giải thưởng VinFuture có thể là một minh chứng rất là rõ ràng và tuyệt vời nhất để cho thấy là một quốc gia có thể là nhỏ về quy mô, nhưng với một trái tim lớn, bao dung thì có thể mang lại những sự thay đổi rất là tích cực cho thế giới. Và giải thưởng VinFuture đã tập trung vào tìm kiếm những giải pháp mang tính tác động, mang lại lợi ích cho người khác thì đó là điểm đặc biệt của giải thưởng.

Chính vì thế mà tôi cảm thấy luôn luôn rất là vui mừng, tự hào, gắn bó với giải thưởng VinFuture này và luôn làm hết sức mình để cống hiến cho giải thưởng VinFuture vô cùng tuyệt vời”, Giáo sư Albert P. Pisano.

Tôi cảm thấy luôn luôn rất là vui mừng, tự hào, gắn bó với giải thưởng VinFuture này và luôn làm hết sức mình để cống hiến cho giải thưởng VinFuture vô cùng tuyệt vời.

Giáo sư Albert P. Pisano

Trước thềm trao giải VinFuture 2023: Áp lực từ các đề cử vô cùng lớn ảnh 3

Giáo sư Albert P. Pisano, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Jacobs, Đại học California, San Diego; đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo VinFuture.

Giáo sư David Neil Payne (người Anh, đồng chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2022) đặt niềm tin vào một số lĩnh vực liên quan tới máy tính, “công nghệ máy học” - máy tính sử dụng dữ liệu và thuật toán để bắt chước hành động của con người nhằm cải thiện độ chính xác (machine learning) và AI ở mùa giải năm nay.

Ông cũng trông đợi vào lĩnh vực knowledge base (tạm dịch: Kho lưu trữ dữ liệu của hệ thống máy tính) khi con người đang chú ý tới lĩnh vực này. Khả năng chia sẻ dữ liệu, thông tin hiện được tiếp cận trên toàn thế giới và nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân loại.

"Tôi kỳ vọng VinFuture sẽ trao giải cho một số đề cử trong những lĩnh vực tôi liệt kê ở trên. Tuy nhiên, tôi không thể đoán chính xác yếu tố nào trong công nghệ máy tính, Internet và tác động của chúng tới lĩnh vực nào của nhân loại, sẽ chiến thắng”, Giáo sư David Neil Payne nói.

Chờ đợi nhiều hơn đề cử ở các nước đang phát triển

Theo Giáo sư Payne, từ ấn tượng riêng, ông tin rằng Giải thưởng VinFuture đã tạo ra tác động lớn tới các quốc gia mới nổi nhiều hơn so với các khu vực phát triển. Và ông muốn đóng góp những gì trong khả năng để thay đổi điều đó, vì ông tin rằng tương lai (thế giới) nằm ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á.

"Chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn để khiến thế giới hiểu và chú ý đến những gì đang diễn ra tại các quốc gia như Việt Nam. Tôi rất vui mừng khi khẳng định Giải thưởng VinFuture đã làm được điều đó ở một mức độ rộng lớn. Song chúng ta cũng cần quảng bá giải thưởng này nhiều hơn ở châu Âu hay châu Mỹ. Và nếu bản thân có thể giúp được gì, tôi rất sẵn lòng", Giáo sư Payne nói.

Trước thềm trao giải VinFuture 2023: Áp lực từ các đề cử vô cùng lớn ảnh 4

Giáo sư David Neil Payne (người Anh, đồng chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2022) phát biểu tại tọa đàm.

Trong khi đó, Giáo sư Quarraisha Abdool Karim lại bày tỏ hy vọng trong các mùa giải tới sẽ có thêm nhiều đề cử từ các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, châu Phi và châu Á... bởi đây chính là nơi đang phải đối mặt với đa số các vấn đề cấp thiết toàn cầu.

"Tôi cũng không ngạc nhiên nếu như có các công trình thắng giải đến từ các nước đang phát triển bởi thực tiễn nhiều thách thức chính là cái nôi để khai sinh ra những nghiên cứu mang tính đột phá", Giáo sư Quarraisha Abdool Karim nói.

back to top