Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều được bố trí ở những vị trí có giao thông thuận lợi. (Ảnh THẾ BÌNH)

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp

Trong thời gian qua, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã có kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng triển khai tại một số dự án đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc, việc giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng còn chậm.
Bảo dưỡng trạm sạc xe ô-tô điện.

Phát triển hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống trụ, trạm sạc xe điện

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 876/QĐ-TTg, Bộ Công thương đã làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ để trao đổi, thống nhất nội dung báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, xác định phương án phối hợp cụ thể giữa hai bộ, nhằm đẩy mạnh triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về trụ/trạm sạc xe điện.
Một góc đô thị Biên Hòa giáp sông Đồng Nai.

Phát triển đô thị Biên Hòa theo không gian hướng sông Đồng Nai

Cấu trúc đô thị, hệ thống hạ tầng giao thông, phát triển không gian xanh là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp tại Hội thảo khoa học điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045 do Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 20/9.
Xây dựng hạ tầng đồng bộ tại Khu công nghiệp Phú Hà (Phú Thọ). (Ảnh LÊ TIÊN)

Khơi thông nguồn lực từ các khu công nghiệp

Theo quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030 đã được Quốc hội thông qua, đến năm 2030, sẽ có thêm khoảng 120.000 ha khu công nghiệp, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê khoảng 80.000 ha. Thời gian tới, nhu cầu thu hút đầu tư vào các dự án trong khu công nghiệp rất lớn, ước tính tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng và lấp đầy các khu công nghiệp đến thời điểm quy hoạch lên đến 670 tỷ-720 tỷ USD.
Khu vỉa hè góc phố Lê Phụng Hiểu-Ngô Quyền được cho thuê làm địa điểm kinh doanh cà-phe, ăn uống. (Ảnh Hà Thu)

Cần sớm có quy chế quản lý và khai thác vỉa hè

Làm thế nào để quản lý và khai thác vỉa hè tại khu vực nội thành của Hà Nội một cách hiệu quả, để vừa bảo đảm trật tự đô thị, vừa tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ là những vấn đề đang được người dân quan tâm, đòi hỏi các cơ quan chức năng của thành phố cần sớm có quyết đáp để đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Chú trọng quản lý, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải thành phố, toàn thành phố có 291 dự án khu dân cư không còn chủ đầu tư (chủ đầu tư giải thể, không còn pháp nhân) khiến công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật gần như bị lãng quên. Người dân sinh sống ở các khu dân cư đó chỉ biết “chịu trận” chứ không biết kêu ai.
TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam phát biểu khai mạc.

Góp ý Dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Chiều 5/8, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hội thảo là dịp để đội ngũ trí thức đóng góp ý kiến, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách và làm tốt vai trò thành viên tích cực của Cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt triển khai 3 dự án cao tốc quan trọng

Với tổng mức đầu tư 84,4 nghìn tỷ đồng và tổng chiều dài hơn 359km, ba dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Biên Hòa-Vũng Tàu và Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng sẽ được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt trong quá trình triển khai, thực hiện, phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ trong giai đoạn 2026-2027.