Chiều 24/9, trong chương trình công tác tại tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, kiểm tra 2 dự án giao thông trọng điểm tại tỉnh Đồng Nai là Dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trước việc tiến độ giải phóng mặt bằng hai dự án giao thông trọng điểm quốc gia qua địa bàn tỉnh Đồng Nai là cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và Vành đai 3 rất chậm so với kế hoạch đề ra, sáng 13/8, tại huyện Long Thành, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã làm việc với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.
Các đơn vị thi công phấn đấu hoàn thành đoạn đường song hành thuộc Dự án đường vành đai 4-Vùng Thủ đô, đoạn trên địa bàn huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh (Hà Nội) dài 11km trước ngày 31/12/2024 và hoàn thành toàn bộ đường song hành trong quý IV/2025.
Hiện nay, nguồn cát phục vụ thi công các công trình, dự án giao thông tại nhiều địa phương phía nam đang khan hiếm. Việc tháo gỡ, xử lý vướng mắc, đáp ứng nguồn cung vật liệu là giải pháp quan trọng để các dự án trọng điểm trên địa bàn được triển khai đúng tiến độ.
Chiều 11/5, tại Vĩnh Long, Văn phòng Chính phủ phối hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức buổi làm việc về giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía nam. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì buổi làm việc.
Trưa 11/5, trong chuyến làm việc về giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Chính phủ đã có buổi gặp gỡ với người dân vùng mỏ cát tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát, kiểm tra các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, gồm: Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định.
Ngày 23/4, tại cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án trọng điểm, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng tốc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nhằm giảm áp lực trong năm tới.
Tiếp tục nêu cao tinh thần yêu nước, trách nhiệm để nỗ lực hơn nữa, quyết tâm hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ đề ra đối với từng hạng mục công trình và cả dự án giao thông trọng điểm. Đây là kết luận của Thủ tướng Chính phủ về chuyến công tác kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông tại Thông báo 70/TB-VPCP do Văn phòng Chính phủ vừa ban hành.
Đoàn công tác Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải và tỉnh Đồng Tháp đã chỉ ra những vướng mắc để cùng xử lý, đẩy nhanh tiến độ cung ứng cát cho các dự án giao thông trọng điểm.
Cơ sở hạ tầng giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Nghị quyết 98/2023/QH15 (ngày 24/6/2023) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá sẽ mở ra nhiều cơ hội, tạo cú hích để hạ tầng giao thông thành phố được đầu tư, phát triển, nhất là các dự án đầu tư trên các tuyến đường giao thông hiện hữu theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao).
Chiều 10/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 7 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được truyền trực tuyến tới trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dự án giao thông trọng điểm đi qua.
Thời gian qua, các dự án đường bộ cao tốc đoạn Nghi Sơn-Diễn Châu, Diễn Châu-Bãi Vọt; dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7, đoạn Km0-Km36 trên địa bàn Nghệ An đã được các nhà thầu huy động tổng lực, với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, thi công nước rút, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm an toàn và chất lượng đề ra.
Ngoài việc được Trung ương cho phép áp dụng cơ chế đặc thù riêng, các địa phương còn có nhiều giải pháp đột phá, sáng tạo để đẩy nhanh tiến độ triển khai năm dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Ngày 25/6, dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô chính thức được khởi công xây dựng. Ðây là dự án cuối cùng trong số năm dự án giao thông trọng điểm quốc gia gồm: đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô, đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và ba cao tốc: Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Biên Hòa-Vũng Tàu, Châu Ðốc-Cần Thơ-Sóc Trăng được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 6/2022 và được khởi công sau đúng một năm chuẩn bị. Quá trình triển khai các dự án này có thể xem như hình mẫu mới, ưu việt cho công tác đầu tư hạ tầng với nhiều bài học kinh nghiệm.
Sáng 18/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông vận tải phối hợp Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Đắk Lắk tổ chức Lễ khởi công đồng thời 3 dự án giao thông trọng điểm: Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.
Sáng 12/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân 43 tỉnh, thành phố có các dự án trọng điểm đi qua.
Ðể thu hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới trong bối cảnh sân bay quốc tế Long Thành và hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đang triển khai trên địa bàn, tỉnh Ðồng Nai đang nỗ lực tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng phần diện tích đất còn lại của các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, đồng thời triển khai xây dựng thêm 8 khu công nghiệp mới theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Kết quả giải ngân vốn đầu tư công trung bình toàn tỉnh Đồng Tháp đến ngày 29/11 đạt hơn 64% so với kế hoạch đề ra. Tỉnh Đồng Tháp phấn đấu giải ngân cả năm 2022 đạt 100% kế hoạch.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, triển khai nhanh các dự án giao thông trọng điểm, không để lãng phí nguồn lực. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo chiều 16/11 tại Trụ sở Chính phủ.
Tại cuộc họp giao ban Bộ Giao thông vận tải quý III, sáng 27/9, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công, khởi công hàng loạt dự án giao thông đường bộ, hàng không trọng điểm.
Chiều 6/7, Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trọng điểm và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.
Chiều 7/1, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã đi kiểm tra hai dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn là dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và hầm chui Lê Văn Lương. Theo đánh giá, đến nay hai dự án quan trọng này đều bảo đảm tiến độ đề ra.
Trong năm 2020, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành giao thông vận tải đã kịp thời hoàn thành đưa vào khai thác 21 công trình, dự án và hoàn tất thủ tục, triển khai thi công 19 công trình dự án mới. Ngay trong những ngày đầu năm 2021, một loạt dự án giao thông trọng điểm cũng đã được khánh thành, khởi công, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, tạo lập được sự kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và với quốc tế.