Công tác dân vận chính quyền và thực hiện dân chủ đóng vai trò quan trọng trong công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng. Từ kết quả đạt được qua những dự án, công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua cho thấy sự chung tay của công tác dân vận tại địa phương với tinh thần "mở đường" đã khẳng định hiệu quả thực hiện đối với các dự án, công trình trọng điểm.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đặc biệt lưu ý, ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, đơn vị đối với tiến độ các công trình trọng điểm, trường hợp cần thiết, xem xét thay “tướng” những vị trí quan trọng, quyết định sự phát triển chung của tỉnh.
Năm 2024, thành phố Hà Nội được giao giải ngân vốn đầu tư công 81.033 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, việc triển khai kế hoạch đầu tư công đã có chuyển biến tích cực, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công đến hết quý III năm 2024 của thành phố về giá trị tuyệt đối đứng thứ hai cả nước và cao hơn cùng kỳ năm 2023.
Ngày 30/10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Ủy ban nhân dân thành phố, chủ trì phiên họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với một số dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội.
Tại buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ và đại diện các doanh nghiệp bàn thảo các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thi công công trình trọng điểm quốc gia mới đây, Tập đoàn Đèo Cả đã có một số kiến nghị cụ thể nhằm thúc đẩy dự án trọng điểm.
Trước việc dự án đầu tư xây dựng cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn Đồng Nai chậm tiến độ, sáng 4/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương để thúc tiến độ bàn giao mặt bằng, thi công của dự án trọng điểm quốc gia này.
Chiều 12/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang làm việc với các chủ đầu tư, các sở, ngành, địa phương về tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024.
Tại hội nghị giao ban các dự án trọng điểm trên địa bàn vào ngày 11/9, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh nhận diện 6 nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân các công trình chậm so với kế hoạch đề ra. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đề nghị nếu cuối năm địa phương nào để dự án trọng điểm tồn nhiều vốn đầu tư sẽ hạ một bậc thi đua đối với Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thành lập các tổ công tác chịu trách nhiệm tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng và tổ công tác xác minh nguồn gốc đất đai, nhân hộ khẩu theo từng địa bàn cụ thể; đồng thời thành lập nhóm Zalo công khai tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của nhân dân liên quan các thủ tục đất đai và kiên quyết xử lý cán bộ, công chức có biểu hiện né tránh, gây phiền hà cho người dân trong quá trình giải quyết thủ tục đất đai… là những giải pháp mà cấp ủy, chính quyền Thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã tập trung thực hiện.
Sáng 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 13 của Ban Chỉ đạo.
Chiều 5/7, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị lần thứ 18 nhằm đánh giá tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2024 và các giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm; công tác xây dựng Đảng; kết quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng và một số nội dung trọng tâm khác.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu chưa sâu sát, chưa quyết liệt, còn ngại khó, sợ trách nhiệm; tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm chưa được khắc phục triệt để. Đây là những tồn tại, hạn chế mà người đứng đầu Tỉnh ủy Quảng Ngãi nêu ra tại Hội nghị lần thứ 16 diễn ra vào chiều 4/7.
Tỉnh Quảng Trị quyết tâm đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, xem đây là khâu đột phá phát triển. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong công tác giải phóng mặt bằng, song không khí khẩn trương thi công vẫn đang diễn ra trên khắp các công trình, dự án trọng điểm của địa phương.
Dự án kè và dự án đường ven sông Đồng Nai, đoạn từ cầu Hóa An, thành phố Biên Hòa đến huyện Vĩnh Cửu là 2 công trình trọng điểm của tỉnh Đồng Nai. Theo tiến độ đề ra, đường ven sông sẽ hoàn thành vào tháng 6/2023 và kè sông vào cuối tháng 2/2024. Thế nhưng, đến nay cả 2 dự án trọng điểm đều còn rất ngổn ngang, không biết khi nào mới hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Hơn một năm qua, việc triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai gặp rất nhiều vướng mắc. Do đó, tỉnh Đồng Nai đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát động phong trào “30 ngày, đêm” thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm quốc gia này.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành bàn giao mặt bằng sạch cho dự án đường dây 500kV mạch 3 qua địa bàn, tạo điều kiện để thi công đúng tiến độ và chất lượng. Việc Thanh Hóa sớm bàn giao mặt bằng thi công là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp dự án đạt tiến độ đề ra.
Do gặp nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khiến nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn Quảng Ngãi thi công cầm chừng, ách tắc tiến độ. Trước thực trạng này, Tỉnh ủy Quảng Ngãi vào cuộc, đưa ra các giải pháp quyết liệt nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Chiều 15/5, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác đã đến thăm và đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công một số dự án trọng điểm tại tỉnh Nghệ An.
Theo ước tính, các bộ, ngành, địa phương có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tốt có thể thiếu hơn 100 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công vào thời điểm cuối năm, trong khi một số nơi không “tiêu hết” vốn được giao theo kế hoạch. Do đó, công tác điều chuyển vốn trở nên rất quan trọng.
Chiều 26/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức phát động phong trào "30 ngày/đêm thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn".
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia và của tỉnh đang được triển khai xây dựng cùng lúc. Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, ngành chức năng địa phương đang tập trung cao độ thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi ý kiến với đồng chí VÕ TẤN ĐỨC, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Ngày 29/3, tại Nha Trang (Khánh Hòa), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã tổ chức Hội nghị Đại biểu người lao động năm 2024 với sự tham dự của 247 đại biểu đại diện cho hơn 10.000 cán bộ, công nhân viên của các đơn vị.
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công tăng cường nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công cả năm đạt hơn 95%.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu các đơn vị liên quan nỗ lực tối đa, đẩy nhanh quá trình thực hiện các thủ tục, hoàn thiện các hồ sơ, phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để khởi công cao tốc Chợ Mới-thành phố Bắc Kạn trong quý III năm 2024.
Ngày 27/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện hoàn thành dự án Trung tâm y tế Quân-Dân y kết hợp huyện Lý Sơn, từ năm 2023 sang năm 2024.
Ngày 14/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi có cuộc làm việc với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh 2 tháng đầu năm; bàn giải pháp thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp chủ yếu từ nay đến cuối năm 2024, nhất là các dự án trọng điểm của Trung ương và của tỉnh đang triển khai trên địa bàn tỉnh, việc giải ngân vốn đầu tư công.
Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, lãnh đạo tỉnh Bình Dương yêu cầu các địa phương, đơn vị có phương án huy động nguồn lực, bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án trọng điểm, đẩy nhanh thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường cơ chế phân cấp, phân quyền và kịp thời tháo gỡ khó khăn nhằm đạt hiệu quả trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.