“Lâm Ðồng hiện không còn nơi nào thật sự để gọi là vùng sâu, vùng xa nữa”, câu nói ấn tượng tôi được nghe từ già làng, người có uy tín ở các thôn, buôn trên miền đất nam Tây Nguyên. Quả thật, có đi, có đến mới thấy hình ảnh “những con đường đất đỏ/lượn vòng trên cao nguyên” dần lùi vào ký vãng. Hôm nay, những con đường thênh thang trải nhựa đã nối dài những buôn xa.
Với vị thế, vai trò đặc biệt của mình, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ được coi là lực lượng quần chúng đặc biệt, là điểm tựa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình, cuộc sống luôn gắn bó với rừng. Rừng có “linh hồn”, sống hòa mình vào rừng sẽ nhận được sự yên bình, chở che từ Mẹ thiên nhiên. Nhờ đó quan niệm và truyền thống tốt đẹp đó mà nhiều diện tích rừng dưới điệp trùng của dãy Trường Sơn được giao cho đồng bào giữ luôn được bảo vệ, gìn giữ tốt. Bây giờ, bà con còn được hưởng lợi từ rừng qua việc bán tín chỉ carbon.
Thực hiện mục tiêu xóa nghèo bền vững, thời gian qua, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện đời sống thông qua hỗ trợ phát triển sản xuất đi đôi với xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa.
Những năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, nhất là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp cận để phát triển kinh tế, từ đó làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TW, ngày 28/12/1996 của Bộ Chính trị về “Mua và đọc báo, tạp chí của Đảng”, thời gian qua, Huyện ủy Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã quán triệt, ban hành các văn bản chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, các cơ quan đơn vị, địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền đến các chi bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tìm đọc, nghe và làm theo báo Đảng.
Tỉnh Nghệ An có nguồn tài nguyên thực vật đa dạng, trong đó có nhiều loài dược liệu quý, đặc hữu, giá trị cao. Dược liệu đang trở thành cây xóa đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trăn trở với nỗi niềm mong muốn thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới Nghệ An, Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào thực hiện hiệu quả nhiều mô hình phát triển kinh tế đa dạng. Qua đó, không chỉ giúp đồng bào giảm bớt khó khăn, vươn lên thoát nghèo mà còn yên tâm bám bản, cùng Bộ đội Biên phòng xây dựng bản làng, biên cương ngày càng vững chắc.
Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương”, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu luôn bám dân, triển khai nhiều chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Hiện, các chiến sĩ giúp bà con thu hoạch lúa mùa, thắt chặt tình quân dân ở vùng biên giới.
Qua 3 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, tỉnh Kon Tum đã có hơn 15 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm tỷ lệ hơn 74,61%) đã thay đổi nếp nghĩ, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình.
Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, đời sống người dân Võ Nhai ngày càng no ấm nhờ triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó có việc phát triển vùng trồng cây ăn quả theo hướng bền vững. Từ đó, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu được khai thác để xây dựng vùng na ngày càng lớn, mang lại thu nhập ngày càng tăng cho nông dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
Chiều 16/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các tập thể, cá nhân nhận Giải thưởng Vừ A Dính, nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Quỹ học bổng Vừ A Dính, 15 năm Giải thưởng Vừ A Dính - Giải thưởng cao quý dành cho các cá nhân xuất sắc là người dân tộc thiểu số, các tập thể có nhiều đóng góp cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi và vùng biển.
Nằm ở vị trí chiến lược ngã ba Đông Dương, Kon Tum là điểm kết nối, trung chuyển trên trục Đông-Tây. Do đó, bên cạnh chú trọng xây dựng ba vùng kinh tế động lực, gồm: Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và thành phố Kon Tum - đô thị đặc thù Tây Nguyên, tỉnh cần ban hành nhiều cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tư và hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp.
Một trong những nguyên nhân tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao là do người dân thiếu đất sản xuất. Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Phú Yên cũng đồng thời thực hiện chương trình giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số để trồng rừng sản xuất. Khi được giao đất, bà con người đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã chủ động trồng rừng, đem lại hiệu quả kinh tế, tạo sinh kế mới cho gia đình để thoát nghèo, ổn định đời sống.
Những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dựa vào tình hình thực tế, các địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang luôn quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức cho người có uy tín. Qua đó, giúp đội ngũ này phát huy vai trò gương mẫu trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và phong trào thi đua tại địa phương.
Cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại các xã, vùng khó khăn của tỉnh Sơn La đã ổn định, không còn tình trạng du canh, du cư, phá rừng làm nương hay tái trồng cây thuốc phiện như trước. Cùng với đầu tư đường, điện, trường, trạm, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ hiệu quả, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân…
Vùng Tây Nam Bộ hiện có 43 dân tộc thiểu số, trong đó, chiếm số đông là đồng bào Khmer, Hoa, Chăm. Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực này đã có sự phát triển vượt bậc.
Trong nhiều năm qua, huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) tập trung các chương trình, nguồn vốn, mô hình cho đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế-xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường của người dân.
An Giang là tỉnh có đông đảo đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Thời gian qua, nhờ các chính sách hỗ trợ của Ðảng, Nhà nước, đời sống ở vùng đồng bào Khmer đã ấm no, hạnh phúc về vật chất, tinh thần.
Còn khoảng hơn 2 tháng nữa là vùng trồng quýt ở thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai vào vụ thu hoạch. Hiện nay, bà con đang tập trung tỉa cành sâu bệnh, loại bỏ bớt quả xấu để bảo đảm chất lượng tốt nhất cho những quả còn lại. Đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây phấn khởi vì năm nay dự báo quýt được mùa.
Chiều 14/8, Đại tá Nguyễn Phong Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (Bộ Công an) cùng lãnh đạo Công an tỉnh Sóc Trăng và đoàn đại biểu dự hội nghị biểu dương các mô hình, điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ đến tham quan một số mô hình tiêu biểu tại tỉnh Sóc Trăng.
Thực hiện hợp đồng cam kết giữa Công ty Cổ phần Cao-su Điện Biên với các hộ gia đình, cá nhân góp đất trồng cao-su về việc chia sản phẩm lợi nhuận, Công ty cổ phần Cao-su Điện Biên đang tiến hành chia sản phẩm lợi nhuận đến 4.105 tổ chức, cá nhân, hộ gia đình với tổng số tiền chi trả gần 9,4 tỷ đồng.
Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030” nhằm đưa công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại các địa bàn thực chất, hiệu quả, nâng cao năng lực sử dụng pháp luật để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Ðã gần hết giai đoạn (2021-2025) thực hiện hỗ trợ sản xuất từ các chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững, nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), vậy nhưng nhiều huyện tại tỉnh Ðiện Biên vẫn loay hoay lựa chọn mô hình hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ sinh kế. Thực tế này làm chậm tiến trình đưa nguồn lực về cơ sở, làm chậm tiến độ giải ngân vốn hỗ trợ sản xuất của tỉnh Ðiện Biên trong khi hộ nghèo, người dân vùng dân tộc thiểu số, biên giới ở cơ sở lại đang rất cần nguồn hỗ trợ từ các chương trình.
Nhằm giúp người dân trong xã Phình Sáng từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo, ngày 13/7, Ủy ban nhân dân huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) tổ chức động viên, trao tặng cây giống mắc-ca cho 76 gia đình là người dân tộc thiểu số.
Năm 2023, huyện Bình Liêu được công nhận huyện nông thôn mới và là huyện miền núi, biên giới, dân tộc đầu tiên trong cả nước cán đích nông thôn mới. Thành quả này được kết tinh từ sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, đặc biệt có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa do vậy điều kiện phát triển kinh tế còn hạn chế, hạ tầng thiết yếu thiếu thốn. Ba tỉnh nêu trên đã “dồn” nguồn lực của các chương trình để xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm cho bà con, giúp vùng cao khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, vướng mắc, cần được tháo gỡ.
Những năm qua, mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân tại tỉnh Ninh Thuận đã và đang góp phần tích cực trong chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, giúp đồng bào nâng cao thu nhập.