Ngày 8/11, đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Trong hai năm qua, mức giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước ở các địa phương khá khiêm tốn, thậm chí có 12 địa phương tăng biên chế hưởng lương từ ngân sách.
Theo Bộ Nội vụ, việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập vừa qua hầu hết dựa trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất cơ học để giảm số lượng đầu mối. Ðiều này dẫn đến các đơn vị sự nghiệp công lập chưa có sự thay đổi về cơ chế hoạt động, chất lượng cung ứng dịch vụ; do vậy gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc khi chuyển sang mô hình tự chủ về tài chính.
Mở đầu đợt giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023, ngày 1/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh đã làm việc tại huyện Tiên Du và thị xã Quế Võ.
Ngày 15/3, Đoàn công tác của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã có buổi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên.
"Biên Hòa với dân số 1,3 triệu người, các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất lĩnh vực y tế, giáo dục làm không tốt, không đáp ứng yêu cầu là có tội với nhân dân", Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường phát biểu.
Ngày 17/10, tại phiên họp thường kỳ tháng 10, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2023-2025. Giai đoạn 2022-2025, tỉnh Bắc Ninh phấn đấu giảm được 69 đơn vị, đạt tỷ lệ giảm tối thiểu 10% đơn vị theo quy định của Trung ương.
Bộ Chính trị kết luận thời gian qua các đơn vị sự nghiệp công lập được sắp xếp, tổ chức lại, tinh giản đầu mối và biên chế, tăng tính tự chủ, công khai, minh bạch; phát huy được vai trò chủ đạo.
Sáng 18/8, Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị trọng tâm giám sát cần tập trung vào việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập khi mà thời gian qua, việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập nhiều lúc còn cơ học, không làm cho mạnh lên mà thậm chí còn yếu đi, khó hoạt động hơn.
Ngày 10/8, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023, chủ trì phiên họp thứ nhất của Đoàn.
Gần 200 lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt là hợp đồng 68) ở tỉnh Thái Bình sẽ phải chuyển sang thực hiện hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP. Chính quyền địa phương đang triển khai thực hiện từng bước, bảo đảm đúng quy trình và ổn định tư tưởng cho người lao động.
Các trường hợp ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; hướng dẫn xếp lương viên chức thiết bị, thí nghiệm trong trường trung học; giảm 50% lệ phí khi đăng ký thường trú qua Cổng dịch vụ công trực tuyến;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2023.
Trước những hạn chế, yếu kém của các đơn vị sự nghiệp công lập, nhiều ý kiến của các cơ quan chuyên môn, chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, để nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị này, trước hết, Nhà nước phải hoàn thiện cơ chế giúp các đơn vị tự chủ đúng nghĩa. Các đơn vị cũng phải tích cực, năng động, phát huy nội lực để đứng vững và phát triển.
Các đơn vị sự nghiệp công lập có vị trí quan trọng, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017, về tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã có nhiều chuyển biến tích cực trong đổi mới mô hình, phương thức hoạt động của các đơn vị này.
Ngày 15/12, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chủ trì hội nghị.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 317/KH-UBND về tổ chức phong trào thi đua “Thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ tài chính” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
Chiều 16/11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo Sơ kết 5 năm tình hình thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Để thúc đẩy thực hiện tự chủ trong thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đề nghị các đơn vị sự nghiệp công lập cần nêu cao tinh thần quyết tâm, đồng thời cho rằng nếu thực sự quyết tâm, nỗ lực và có đầy đủ cơ chế thì sẽ có thể tự chủ thành công.
Theo Nghị định mới được Chính phủ ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ cấu tổ chức còn 20 tổ chức hành chính và 3 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước, giảm 3 đơn vị so với trước đây.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 219/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án thí điểm thi tuyển chức danh trưởng phòng, chi cục trưởng, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố Hà Nội.
UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2021, trong đó đưa ra mục tiêu tiếp tục giảm thêm hàng nghìn biên chế công chức, viên chức trong năm tới.
Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 19-2-2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện nâng mức tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) công lập thuộc TP Hà Nội giai đoạn 2018-2021 đề ra mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn này, thành phố có 199 đơn vị nâng mức tự chủ tài chính. Trong đó, có ba đơn vị bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, 196 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên.