Toàn cảnh rừng Trung Sơn nhìn từ trên cao. (Ảnh: ANH ĐÀO)

[Ảnh] Rừng Trung Sơn – lõi xanh giữa lòng đô thị Đà Nẵng

Những dịp cuối năm, chúng tôi nhiều lần trở lại thôn Trung Sơn - thăm người dân đang sinh sống trong “lõi xanh” của đô thị Đà Nẵng. Đã hàng trăm năm qua, rừng Trung Sơn như một lá chắn vững chắc, bình yên cho dân làng. Đã qua rồi thời bom đạn chiến tranh, đã qua rồi “cơn lốc” chỉnh trang đô thị bủa vây rừng Trung Sơn và hàng trăm hộ dân nơi này. Người đi, người ở, người còn lại, dẫu cuộc sống hôm nay với họ, vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng rừng thì phải giữ, quyết giữ.
Thành phố Tuyên Quang được quy hoạch theo hướng đạt tiêu chí đô thị loại 1.

Tuyên Quang tăng cường thực hiện quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị

“Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị động lực, công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại” là 1 trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020-2025. Để hiện thực hóa mục tiêu của Đại hội, tỉnh Tuyên Quang ban hành các nghị quyết, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng triển khai nghị quyết theo chuyên môn, nhiệm vụ từng ngành.
Quang cảnh buổi lễ.

Xây dựng thành phố Thanh Hóa văn minh, hiện đại

Ngày 18/12, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập thành phố, 10 năm đô thị loại I, công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa.
Phối cảnh công trình trọng điểm ở thành phố Thanh Hóa.

Thành phố Thanh Hóa đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm

Thời gian qua, thành phố Thanh Hóa luôn quan tâm đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đô thị. Nhiệm kỳ này, tỉnh Thanh Hóa ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù, tạo nguồn cho thành phố thi công các công trình trọng điểm, góp phần xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh, hiện đại.
Diện mạo đô thị thị xã Đức Phổ ngày càng khang trang, hiện đại.

Thị xã Đức Phổ hướng tới mục tiêu đô thị xanh, thông minh, bền vững

Hướng tới mục tiêu đô thị xanh, thông minh, bền vững, trong những năm qua, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) tập trung đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, nâng cấp, chỉnh trang, diện mạo đô thị ngày càng khang trang, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân. Đến nay, thị xã Đức Phổ đã đạt được 93/100 điểm tiêu chí của đô thị loại 4; đạt 78,5/100 điểm tiêu chí của đô thị loại 3.
Nhiều đoạn đường, đê sông Đào trên địa bàn huyện Phú Bình bị bong tróc, lún.

Đê cũ "cõng" xe tải lớn

Sông Đào, hay còn gọi là kênh chính dẫn nước từ sông Cầu, cung cấp nước tưới cho khoảng 20 nghìn ha đất nông nghiệp ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và tỉnh Bắc Giang. Đê kết hợp đường giao thông hai bên sông Đào được đưa vào sử dụng đã hơn 100 năm, nhưng duy tu bảo dưỡng hạn chế, thời gian gần đây mưa lớn kéo dài, xe tải lớn chở vật liệu xây dựng chạy suốt ngày làm đê, đường nhanh chóng xuống cấp, nguy cơ mất an toàn đê và an toàn giao thông.
Một góc đô thị Biên Hòa giáp sông Đồng Nai.

Phát triển đô thị Biên Hòa theo không gian hướng sông Đồng Nai

Cấu trúc đô thị, hệ thống hạ tầng giao thông, phát triển không gian xanh là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp tại Hội thảo khoa học điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045 do Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 20/9.
Một dự án nhà ở xã hội chuẩn bị đưa vào hoạt động tại thành phố Biên Hòa.

Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ xây nhà ở xã hội, gỡ vướng các dự án bất động sản

Chiều 18/9, làm việc với Sở Xây dựng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đề nghị đơn vị chủ trì, phối hợp các ngành liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội và tháo gỡ vướng mắc 133 dự án bất động sản trên địa bàn.
Một góc khu vực trung tâm quận Ba Ðình. (Ảnh Ðăng Anh)

Cần cơ chế đột phá cho mục tiêu tái thiết đô thị

Theo Kết luận số 80-KL/TW ngày 24/5/2024 của Bộ Chính trị, cùng với việc quy hoạch, xây dựng những khu vực đô thị mới nhằm tạo lập không gian, động lực phát triển Thủ đô, yêu cầu đặt ra với đồ án Ðiều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 là cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu vực nội đô lịch sử, kết hợp bảo tồn và phát triển.

Giữ lấy hồn cốt đô thị

Ở thành phố Đà Lạt, suốt vài năm qua, các cơ quan báo chí và các cấp, các ngành đã vào cuộc phản ánh những công trình xây dựng trái phép xâm hại nghiêm trọng quy hoạch, các thắng cảnh, di tích. Điều đáng nói là các công trình có quy mô lớn ấy nằm ngay giữa trung tâm thành phố, có công trình chỉ cách trụ sở cơ quan công quyền chừng vài chục mét.
Vận hành hệ thống chăm sóc hoa lan hồ điệp tại trang trại Mê Linh F-Farm. (Ảnh Đăng Anh)

Cân nhắc khi điều chỉnh giảm diện tích khu vực nông thôn

Với hơn một nửa số dân sống ở khu vực nông thôn và hơn một nửa diện tích đất đai là đất nông nghiệp, thành phố Hà Nội cần đưa ra những lựa chọn khi xác lập quy hoạch thành phố theo Luật Quy hoạch, cũng như điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Cấu trúc không gian, cảnh quan, hành lang xanh, nông nghiệp-nông thôn là những vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng để khai thác hiệu quả, tạo động lực, điểm tựa cho phát triển kinh tế-xã hội, cũng như phát triển đô thị.