Sáng 30/3, tại di tích Nghinh Lương Đình (Quận Phú Xuân), Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế phối hợp với đơn vị liên quan trang trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Điện Huệ Nam”. Đây là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi các sự kiện hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế năm 2025.
Sáng 18/3 (nhằm ngày 19/2 Âm lịch), hàng nghìn phật tử, người dân, du khách đã đổ về Chùa Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng để tham gia, chiêm bái lễ vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm, đây là lễ chính thức trong Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2025. Lễ vía được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm.
Ngày 9/3 (tức 10/2 âm lịch), tại quần thể Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia đình, đền, bến Tượng A Sào tại xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, đông đảo du khách thập phương đã tham dự Lễ hội truyền thống gắn liền với chiến công hiển hách của vương triều Trần.
Ngày 9/3, phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) tổ chức khai hội Đình Nhật Tân (quận Tây Hồ). Trước đó, ngày 6/3, phường Nhật Tân đã đón nhận Quyết định công nhận Lễ hội Đình Nhật Tân là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hy vọng sau Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025 này, nghề muối của Việt Nam nói chung, Bạc Liêu nói riêng sớm có bước phát triển mới, đời sống bà con diêm dân thật sự được cải thiện, nâng lên.
Sáng 5/3, tại cụm di tích Đền-Chùa-Đình Hai Bà Trưng (phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội), lễ kỷ niệm 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được tổ chức trọng thể.
Ngày 5/3, các đại biểu và đông đảo người dân dự Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1985 năm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (tháng 3/2025) và đón nhận quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội truyền thống - Lễ hội Đền Hai Bà Trưng (phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm bún Vân Cù với các hoạt động phong phú, ý nghĩa như: lễ tế, lễ hội ẩm thực di sản bún Việt, văn nghệ, hành trình xe đạp, hành trình khám phá di sản làng bún Vân Cù, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, quảng diễn tái hiện lại nghề làm bún truyền thống… qua đó góp phần quảng bá hình ảnh du lịch cộng đồng đến du khách và người dân.
Tối 13/2 (tức ngày 16 tháng Giêng), tại Thượng Trạch, Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ hội đập trống của người Ma Coong - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Ma Coong (dân tộc Bru-Vân Kiều) sống giữa đại ngàn Trường Sơn ở tỉnh Quảng Bình.
Tối 7/2 (tức mồng 10 tháng Giêng), tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã diễn ra khai mạc Lễ hội chùa Ông lần thứ 10 năm 2025. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa cùng đông đảo người dân, du khách tham dự.
Ngày 15/1, Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp gỡ, kết nối các công ty lữ hành nội địa giới thiệu Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La và những nét đặc sắc của du lịch thành phố Tuyên Quang. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố cùng 40 đơn vị, công ty lữ hành trên toàn quốc.
Tối 21/12, tại Quảng trường Golden Field, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ “Xên Đông” (Cúng rừng) của người Thái thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
Ngày 15/12, thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa có thêm 3 lễ hội truyền thống và nghệ thuật trình diễn dân gian của địa phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 11/12, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã có văn bản trả lời công văn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa, cho biết Cục đã cảnh cáo đối với bà Trần Thị Nhật Anh (Nghệ An) về hành vi đăng tải thông tin không chính xác về lươn Nghệ An được đưa vào Danh mục di sản phi vật thể quốc gia.
Ngày 11/12, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có các Quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội truyền thống Điện Huệ Nam và Nghề thủ công truyền thống Làm bún Vân Cù.
Trò diễn Xuân Phả có từ đầu thế kỷ thứ 10, xuất phát từ cung đình, qua nhiều biến động đã được dân gian hóa, trở thành trò diễn trong sinh hoạt cộng đồng. Được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2016, loại hình nghệ thuật đặc sắc này tiếp tục được những người dân làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa gìn giữ và trao truyền như báu vật.
Ngày 23/11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế” với sự tham dự của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và du khách, công chúng yêu mến áo dài Huế.
Từ rất lâu đời nay, nghề dệt thổ cẩm luôn là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào người dân tộc Mường ở huyện miền núi Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trước đây, sản phẩm thổ cẩm được tạo ra chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn khi con gái về nhà chồng và một phần để trao đổi hàng hóa. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang thực hiện nhiều giải pháp để gìn giữ nghề dệt truyền thống trước nguy cơ mai một.
Ngày 8/11, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trang trí trên trang phục của dân tộc Lào.
Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang là hoạt động chính chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 ở Quảng Bình.
Vu lan Thắng hội hay còn gọi lễ vía ông Bổn của cộng đồng người Hoa ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đã có hơn 100 năm và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vu lan Thắng hội giờ trở thành lễ hội chung của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa tại địa phương.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lễ hội Chá Mùn của người Thái (xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Tối 27/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Cầu Kè tổ chức khai mạc và công bố Quyết định số 3410/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa lễ hội Vu lan Thắng hội vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 17/8, tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, đã diễn ra Hội thi trưng bày mâm cỗ truyền thống “Tết Xíp xí” của đồng bào dân tộc Thái trắng, với không gian tinh hoa ẩm thực độc đáo.
Những ngày chớm thu này thật đáng nhớ với người Hà Nội và với những ai yêu thích trà sen, khi nghề ướp trà sen Tây Hồ được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Với tôi, dù trà sen có được vinh danh hay không thì có lẽ nét đẹp, sự tinh tế và hương vị của trà sen vẫn luôn làm tôi say đắm.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bổ sung thêm 17 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có phở Hà Nội, phở Nam Định, nghề ướp trà sen Quảng An, nghề làm gốm Sa Huỳnh…
Là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) là một hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn của người dân đối với công lao to lớn của những người Anh hùng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Lễ hội thu hút đông đảo người dân, du khách thập phương về tham dự và chiêm bái.