Các đại biểu hào hứng tham quan không gian trưng bày tư liệu với chủ đề “Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc”.

Trưng bày tư liệu "Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc”

Tiếp nối chuỗi hoạt động kỷ niệm 15 năm dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2009-2024), ngày 13/11, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh tổ chức khai mạc Trưng bày tư liệu với chủ đề “Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc”.
Các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh biểu diễn tại chương trình gặp mặt.

Kỷ niệm 55 năm thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 12/11, tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức gặp mặt các nghệ nhân, nghệ sĩ dân ca quan họ và kỷ niệm 55 năm thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh (1969-2024).
Chương trình trải nghiệm văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu, du khách.

Trải nghiệm di sản tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Với mục đích tôn vinh nét đẹp trong thực hành di sản tín ngưỡng thờ Mẫu, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn Mind Group xây dựng Chương trình trải nghiệm văn hóa “Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm-Đẹp-Vui” tại không gian bảo tàng. Chương trình ra mắt chiều 7/6 và tiếp tục vào các tối thứ sáu, thứ bảy hằng tuần.
Hoạt động hô bài chòi tại chợ quê cầu ngói Thanh Toàn thu hút nhân dân và du khách tham gia.

Lan tỏa giá trị di sản nghệ thuật bài chòi ở Thừa Thiên Huế

Cùng với chín tỉnh, thành phố khác ở khu vực Trung Bộ, Thừa Thiên Huế là địa phương làm tốt công tác gìn giữ, phát huy giá trị di sản bài chòi. Nhiều mô hình câu lạc bộ bài chòi ra đời với hình thức sinh hoạt phong phú, tổ chức các hoạt động trình diễn nghệ thuật bài chòi trong các lễ hội, dịp lễ, Tết… nhằm lan tỏa, gìn giữ giá trị di sản của loại hình nghệ thuật độc đáo này.
Những tấm vải thổ cẩm với họa tiết, hoa văn đặc trưng của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên. (Ảnh: TTXVN)

Điện Biên có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định công bố nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông và nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng thị xã Mường Lay được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Như vậy, Điện Biên đã có 20 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Khán giả tìm hiểu, thưởng thức hát xẩm qua sản phẩm trải nghiệm "Vẻ đẹp Đông Dương".

Sáng tạo để lan tỏa giá trị hát xẩm

Hát xẩm là loại hình di sản hết sức độc đáo ở nhiều tỉnh, thành phố miền bắc. Những năm trước, hát xẩm từng đứng trước nguy cơ mai một khi nghệ nhân cuối cùng của hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời. Song với tâm huyết của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân thế hệ mới, hát xẩm đã hồi sinh một cách ngoạn mục. Không những thế, những nghệ sĩ, nghệ nhân còn có nhiều sáng tạo để lan tỏa giá trị của hát xẩm, như sử dụng các nền tảng số, mạng xã hội, xây dựng xẩm thành sản phẩm công nghiệp văn hóa…
Đà Nẵng sẽ nâng cấp Lễ hội Cầu ngư truyền thống - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lên Lễ hội cấp thành phố.

Xây dựng đô thị giàu bản sắc văn hóa

Thành phố Đà Nẵng hiện có 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 3 di sản là nghề thủ công truyền thống. Công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung, các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nói riêng hiện đang được các cấp chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm. Với việc ban hành các đề án cụ thể, Đà Nẵng kỳ vọng phát huy được các giá trị cốt lõi của di sản, hướng tới xây dựng đô thị giàu bản sắc văn hóa gắn với phát triển kinh tế-xã hội.
Nghi thức “kéo co ngồi” tại Lễ hội đền Trấn Vũ 2023. Ảnh: NHẬT QUANG

Liên kết trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Trong 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, Nghi lễ và trò chơi kéo co có sự tương đồng với di sản của Hàn Quốc, Campuchia, Philippines và đã trở thành di sản văn hóa đa quốc gia của nhân loại. Ở tầm toàn cầu, loại hình di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia, liên khu vực là xu thế đang được các nước thúc đẩy mạnh mẽ. Cùng xu thế này, thời gian qua, việc ghi danh di sản liên tỉnh, liên vùng ở nước ta cũng có bước khởi động, nhằm huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy tốt hơn các giá trị di sản.
Biểu diễn hát sắc bùa của Câu lạc bộ dân ca huyện Minh Hóa.

Giữ suối nguồn văn hóa dân gian ở Quảng Bình

Văn hóa dân gian, trong đó có dân ca là một bộ phận quan trọng, cấu thành nên kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Những năm qua, nhiều nghệ nhân ở Quảng Bình đã dày công sưu tầm, truyền dạy các làn điệu dân ca, phục dựng làm “sống lại” các lễ hội văn hóa dân gian. Họ như suối nguồn mải miết chảy để mang lại giá trị tốt đẹp, nhân văn cho đời và giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của quê hương.
Thực hành nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam. (Ảnh: KHIẾU MINH)

Cần có cơ chế tôn vinh cộng đồng bảo vệ, gìn giữ di sản

Với việc tiếp thu, kế thừa kỹ năng, tri thức dân gian, nhiều cá nhân, cộng đồng thực hành ở các địa phương nước ta đã và đang khẳng định vai trò trung tâm trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Một số cộng đồng đã nỗ lực tự thân duy trì, hồi sinh và đưa các di sản đó đi vào đời sống. Tuy nhiên, chế độ, chính sách vinh danh, đối đãi nhóm đối tượng này chưa thật sự thấu đáo.
Các thí sinh đoạt giải trong cuộc thi Bông lúa vàng 2023.

Giữ lửa đam mê với đờn ca tài tử

Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức kỷ niệm 30 năm chương trình Bông lúa vàng. Đây là chương trình dành cho những người đam mê môn nghệ thuật truyền thống Nam Bộ đờn ca tài tử và cải lương. Ra đời từ năm 1993, cuộc thi Bông lúa vàng cho thấy tình yêu của người dân vẫn còn rất bền bỉ và sâu đậm với loại hình nghệ thuật này.