Lễ hội Vu lan Thắng hội là hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng người Hoa sinh sống tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Lễ hội có sự giao thoa, kết hợp giữa lễ Vu Lan của Phật giáo và lễ vía ông Bổn của cộng đồng người Hoa đang sinh sống tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Nghệ thuật may, mặc áo dài Huế trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghi thức khai mạc lễ Vu lan Thắng hội tại huyện Cầu Kè. |
Đây là dịp để con, cháu của cộng đồng người Hoa ghi nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, thắt chặt hơn sự gắn kết của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa tại địa phương.
Trà Vinh hiện có 47 điểm tín ngưỡng tôn giáo của người Hoa. Trên địa bàn huyện Cầu Kè có 8 điểm tín ngưỡng người Hoa như: Minh Đức Cung, Vạn Niên Phong Cung, Thiên Đức Cung,… Trong đó, Minh Đức Cung đã xây dựng gần 200 năm và được tu bổ, trùng tu nhiều lần.
Các điểm tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa sinh sống tại huyện Cầu kè đều cổ kính với nhiều tác phẩm điêu khắc, hội họa tinh xảo, mang đậm nét kiến trúc phương Đông.
Đến nay, Trà Vinh có các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: nghệ thuật Chầm riêng chà pây, nghệ thuật Rô-băm, lễ hội Ok Om Bok, lễ hội Đom Lơng Néak Tà của đồng bào Khmer; lễ hội Vu lan Thắng hội của đồng bào Hoa tại huyện Cầu Kè; lễ hội cúng biển Mỹ Long, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang và nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của dân tộc Kinh.
Dịp này, Trà Vinh trích nguồn quỹ an sinh xã hội của tỉnh hỗ trợ 81 nhà đại đoàn kết cho hộ khó khăn về nhà ở, xây 1 nhà tình thương, trao hơn 4,3 tỷ đồng mua thẻ bảo hiểm y tế và học bổng cho học sinh hiếu học và người dân có hoàn cảnh khó khăn của huyện Cầu Kè.