Bến Thủy Đình, Di sản Thiên nhiên Tràng An, Ninh Bình. (Ảnh: Trường Huy)

Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 28/10, tại Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình, Văn phòng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức Lễ công bố Đề án “Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An” - Di sản văn hóa và thiên nhiên duy nhất của của Đông Nam Á, đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2014.
[Video] Thành cổ Bình Dao - di sản 2.800 năm tuổi ở Sơn Tây, Trung Quốc

[Video] Thành cổ Bình Dao - di sản 2.800 năm tuổi ở Sơn Tây, Trung Quốc

Là một trong tứ đại cổ thành nổi tiếng của Trung Quốc, thành cổ Bình Dao với hơn 2.800 năm tuổi, được xây dựng khoảng năm 827 trước Công nguyên. Thành cổ Bình Dao hiện nay còn giữ nguyên diện mạo của công trình từ thế kỷ 14, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới năm 1997.
Bách xanh đá là loài có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu được phát hiện tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Sắp tới sẽ có tuyến du lịch khám phá quần thể Bách xanh đá ở đây.

Quảng Bình kêu gọi đầu tư 9 điểm và 11 tuyến du lịch mới ở Phong Nha-Kẻ Bàng

Chiều 1/6, tại thành phố Đồng Hới, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) tổ chức hội nghị công bố “Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2021-2030”. Theo đó, có 9 điểm và 11 tuyến du lịch mới được giới thiệu, kêu gọi đầu tư khai thác nhằm mang đến trải nghiệm thú vị, hấp dẫn cho du khách khi đến với Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng.
Toàn cảnh hội thảo khoa học quốc tế: Phát huy vai trò, giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới. (Ảnh: Vũ Tuấn)

Tràng An (Ninh Bình) là một “món quà” đặc biệt của Việt Nam dành cho thế giới

Ngày 27/4, tại Ninh Bình diễn ra hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”. Hội nghị với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và nhiều chuyên gia, các nhà khoa học, các học giả trong nước và quốc tế.
Một tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ kỷ niệm.

Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh

Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Ðền Vua Ðinh nằm trong quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO ghi danh. (Ảnh TRƯỜNG HUY)

Ninh Bình phát huy giá trị di sản thế giới

Năm 2024 đánh dấu tròn 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An (tỉnh Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, cũng tròn 35 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước Di sản thế giới của UNESCO. Sở hữu tám di sản thế giới, Việt Nam hiện là quốc gia thành viên tích cực, có những đóng góp ghi dấu ấn trong thực hiện chính sách của UNESCO về bảo tồn, phát huy giá trị di sản và phát triển bền vững.
Biểu tượng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) tại trụ sở ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Ấn Độ lần đầu đăng cai kỳ họp của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO

Phóng viên TTXVN tại New Delhi cho biết, năm nay Ấn Độ dự kiến sẽ lần đầu tiên đăng cai và chủ trì một kỳ họp thường niên của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO, diễn đàn thường công bố các di sản mới của thế giới. Đây sẽ là kỳ họp lần thứ 46 của cơ quan quốc tế này, dự kiến diễn ra từ 21-31/7 tới.
Tiết mục biểu diễn trong Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Ðề cương về Văn hóa Việt Nam-Những dấu ấn lịch sử”. (Ảnh TRẦN HUẤN)

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2023

1. Kỷ niệm 80 năm ra đời Ðề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023). Ra đời năm 1943, Ðề cương về Văn hóa Việt Nam có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. 80 năm qua, các luận điểm, quan điểm trong bản Ðề cương vẫn tiếp tục được Ðảng ta sáng tạo, khẳng định và hiện thực hóa nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Tổng Giám đốc Audrey Azoulay chào đón Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tới thăm và làm việc tại trụ sở UNESCO ở Paris.

Việt Nam và UNESCO đồng hành đưa văn hóa trở thành mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc

Ngày 16/1/2023, trong buổi làm việc tại trụ sở UNESCO ở Paris (Cộng hòa Pháp), Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng và bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO nhất trí rằng, Việt Nam và UNESCO đồng hành thực hiện các mục tiêu của UNESCO và đưa văn hóa trở thành mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Quần đảo Cát Bà.

Hoàn thiện Hồ sơ đề cử “Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà” ghi danh Di sản thế giới

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các cơ quan liên quan hoàn thiện Hồ sơ đề cử “Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà” đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi vào Danh mục Di sản thế giới.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, một số bộ, ngành liên quan về Chương trình tổng thể quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2030, sáng 22/2. (Ảnh: VGP)

Một số nhiệm vụ cấp bách về xây dựng, phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới

Mới đây, tại cuộc họp về Chương trình tổng thể quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2030, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 về xây dựng, phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Quang cảnh buổi hội thảo.

Tìm giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các khu di sản thế giới tại Việt Nam

Chiều 14/9, tại thành phố Hội An (Quảng Nam), Cục Di sản văn hóa (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Văn phòng UNESCO Hà Nội và Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An tổ chức Hội thảo khoa học về “Bảo tồn, phát huy giá trị các khu di sản thế giới tại Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19 và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam theo Công ước di sản thế giới”.
Cổng Ngọ Môn, Kinh thành Huế trong Quần thể di tích Cố đô Huế. (Ảnh: Minh Duy)

Bảo tồn, phát huy di sản Cố đô Huế góp phần phát triển kinh tế của địa phương

Ủng hộ đề xuất thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế, các đại biểu Quốc hội Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) và Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng đây sẽ là một trong những nguồn kinh phí quan trọng để bảo tồn, trùng tu di tích Cố đô Huế trong điều kiện ngân sách địa phương còn khó khăn.