[Infographic] Trải nghiệm mới tại Lễ hội đền Hùng năm 2024

[Infographic] Trải nghiệm mới tại Lễ hội đền Hùng năm 2024

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ 219 Hội đồng Chấp hành UNESCO.

Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm tại UNESCO

Ngày 18/3, phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 219 Hội đồng Chấp hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng hợp tác đa phương và vai trò của UNESCO; cam kết sẽ tiếp tục đóng góp chủ động, tích cực hơn nữa cho công việc chung.
Tọa đàm "Bóng đá: Ghi bàn thắng cho nữ giới" diễn ra tại Paris, Pháp. (Ảnh KHẢI HOÀN)

Thúc đẩy bình đẳng giới trên toàn cầu

Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc Volker Turk nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong tiến trình xây dựng hòa bình trên thế giới. Phát biểu tại khóa họp thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ông Volker Turk cho rằng, ở cấp cơ sở, phụ nữ đã thúc đẩy chuyển biến xã hội nhưng trong các cuộc đàm phán, tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái vẫn còn khiêm tốn chưa được coi trọng đúng mức.
Đến chào và làm việc với bà Lidia Arthur Brito, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh khẳng định chủ trương của Việt Nam luôn xác định khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Việt Nam và UNESCO sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học tự nhiên

Ngày 8/3, lãnh đạo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học tự nhiên vì hòa bình, phát triển bền vững và phục vụ lợi ích của người dân.
Tọa đàm là cơ hội để những người phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực bóng đá cùng trao đổi về các vấn đề bình đẳng giới trong thể thao. (Ảnh: KHẢI HOÀN)

UNESCO hành động vì bình đẳng giới trong thể thao

Nữ giới chiếm 40% trong cộng đồng thể thao toàn thế giới, nhưng thực tế chỉ có khoảng 4% các vận động viên nữ được nhắc tới trên các trang thông tin truyền thông. Vì vậy, UNESCO cho rằng, đó là một trong những vấn đề còn tồn tại trong thể thao cần được giải quyết vì một nền thể thao công bằng cho nữ giới.
Tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ Campuchia trong một sự kiện tại Hội An. (Ảnh TL)

Câu chuyện Hội An

Trên một số báo đầu năm 2024 của tờ USA Today, Christopher Elliott, một blogger nổi tiếng người Mỹ, chia sẻ rằng, Hội An (Việt Nam) là bất ngờ lớn nhất của ông trong chuyến du hành vòng quanh thế giới trong năm 2023… Quả thực, đô thị cổ di sản thế giới luôn thu hút khách muôn phương và cũng là điều mà chính quyền và người dân phố Hội luôn trân trọng, giữ gìn.
Tuần hành chống chủ nghĩa bài Do Thái ở Pháp. (Ảnh REUTERS)

Chống phát ngôn kích động thù hận

Lời lẽ hận thù lan truyền trên mạng xã hội thời gian qua đã “nuôi dưỡng” định kiến và phân biệt đối xử, gây ra các mối đe dọa đối với cộng đồng, cũng như khiến bạo lực gia tăng. Trong bối cảnh đó, giáo dục được nhấn mạnh là một trong những công cụ hiệu quả nhất nhằm chống lại phát ngôn kích động thù hận, vì một thế giới công bằng và phát triển bền vững hơn.
Nghi thức “kéo co ngồi” tại Lễ hội đền Trấn Vũ 2023. Ảnh: NHẬT QUANG

Liên kết trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Trong 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, Nghi lễ và trò chơi kéo co có sự tương đồng với di sản của Hàn Quốc, Campuchia, Philippines và đã trở thành di sản văn hóa đa quốc gia của nhân loại. Ở tầm toàn cầu, loại hình di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia, liên khu vực là xu thế đang được các nước thúc đẩy mạnh mẽ. Cùng xu thế này, thời gian qua, việc ghi danh di sản liên tỉnh, liên vùng ở nước ta cũng có bước khởi động, nhằm huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy tốt hơn các giá trị di sản.
Khu trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh bên bờ sông Sài Gòn. Ảnh: Thanh Vũ.

TP Hồ Chí Minh và TP Sơn La được UNESCO công nhận là thành viên “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”

Ngày 14/2, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã long trọng tổ chức Lễ công bố danh sách 64 thành phố đến từ 35 quốc gia được công nhận là thành viên “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu”, trong đó có 2 thành phố của Việt Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Sơn La thuộc tỉnh Sơn La.
Biểu diễn Ðờn ca tài tử tại Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh QUỐC THANH)

Nghệ thuật Đờn ca tài tử tỏa sáng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dù không ít thăng trầm, nghệ thuật Ðờn ca tài tử Nam Bộ vẫn bền bỉ chảy trong đời sống tinh thần của người dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Phong trào Ðờn ca tài tử hoạt động sôi nổi, thu hút nhiều bạn trẻ bằng sự kết hợp tinh tế giữa tiếng ca ngọt ngào, lời thơ sâu lắng, tiếng đờn mượt mà, để âm nhạc truyền thống đặc trưng của vùng đất phương nam tiếp tục được phát triển và tỏa sáng.
Thực hành nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam. (Ảnh: KHIẾU MINH)

Cần có cơ chế tôn vinh cộng đồng bảo vệ, gìn giữ di sản

Với việc tiếp thu, kế thừa kỹ năng, tri thức dân gian, nhiều cá nhân, cộng đồng thực hành ở các địa phương nước ta đã và đang khẳng định vai trò trung tâm trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Một số cộng đồng đã nỗ lực tự thân duy trì, hồi sinh và đưa các di sản đó đi vào đời sống. Tuy nhiên, chế độ, chính sách vinh danh, đối đãi nhóm đối tượng này chưa thật sự thấu đáo.