Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã bám sát quan điểm chỉ đạo của Ðảng, nhất là Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị yêu cầu "Phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em".
Mỗi dịp Trung thu, các em nhỏ ở khắp nơi trên mọi miền đất nước lại nhận được những món quà tràn đầy yêu thương. Tại các bệnh viện, những bệnh nhi nội trú cũng được đón nhận tình cảm ấm áp từ các mạnh thường quân đến thăm và sẻ chia.
Chiều 10/9, Ban lãnh đạo Bệnh viện K đã xuống tận các khoa, phòng hỏi thăm, động viên và hỗ trợ hơn 170 triệu đồng cho 115 người bệnh (1,5 triệu đồng/suất) có hoàn cảnh khó khăn bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi) vừa qua.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phát động toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Phát huy tinh thần cống hiến cho xã hội, các bạn trẻ đã tích cực đóng góp cho Hành trình Thanh niên Thủ đô tham gia hiến máu tình nguyện năm 2024. Chỉ trong chặng thứ nhất của hành trình này, hơn 50 nghìn đơn vị máu đã được thu về để cứu người.
Ngày 17/8, Quỹ hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam, Câu lạc Di sản áo dài Việt Nam cùng một số câu lạc bộ thành viên đã tổ chức chương trình tặng áo dài, máy tính, đồ dùng học tập cho giáo viên, học sinh tại hai huyện Cẩm Thủy, Quan Sơn (Thanh Hóa).
Tối 12/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên tổ chức chương trình kỷ niệm 30 năm thành lập (19/4/1994-19/4/2024) với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú.
Ngày 22/3, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam (25/3) và hội thảo “Công tác xã hội trong Bệnh viện năm 2024” với chủ đề công tác xã hội Việt Nam: tiên phong, chuyên nghiệp và kết nối.
Công tác xã hội, tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục, giảng dạy tại các nhà trường. Những năm qua, các trường học đã thực hiện nhiều giải pháp triển khai hiệu quả hoạt động công tác xã hội và tư vấn tâm lý học đường.
Tại Bệnh viện Hùng Vương (Quận 5), có một căn phòng mang tên Bồ Công Anh, là mô hình đầu tiên được thí điểm theo Quyết định số 4275/QĐ-UBND ngày 7/12/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố hướng đến một thành phố an toàn, thân thiện cho phụ nữ, trẻ em.
Tại Việt Nam, những đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương và chịu tác động tiêu cực nhất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, người nghèo, người có thu nhập thấp… Lực lượng công tác xã hội chuyên nghiệp cần tiếp cận và giúp đỡ nhóm đối tượng này thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu.
Thời gian qua, không ít học sinh phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, như: bị bạo lực, xâm hại, bắt nạt, thiếu kỹ năng sống… cho nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập và cuộc sống. Vì vậy, các địa phương, cơ sở giáo dục cần tăng cường hoạt động công tác xã hội, tư vấn tâm lý trong trường học cho học sinh.
Toàn tỉnh Gia Lai có 24/26 bệnh viện triển khai tổ công tác xã hội, 120 người tham gia các tổ công tác xã hội nhưng chỉ có 6 cán bộ chuyên trách. Cán bộ chưa được đào tạo bài bản, công việc chủ yếu kiêm nhiệm, chưa có những hoạt động hỗ trợ người bệnh nổi bật... là những khó khăn với địa bàn này.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh đánh giá, hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là một điểm sáng và cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của người bệnh và xã hội.
Sáng 1/8, Khoa Xã hội học - Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp cùng các đối tác tổ chức khai mạc Hội thảo quốc tế với chủ đề “Tạo ra sự khác biệt - Công tác xã hội không rào cản: Hướng tới phát triển bền vững và ứng phó với tình huống khẩn cấp”.
Chiều 7/7, tại tỉnh Tuyên Quang, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị công tác xã hội trong ngành y tế năm 2023. Dự Hội nghị có lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang và đại diện lãnh đạo ngành y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ngày 8/6, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức tập huấn sử dụng tài liệu và bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên triển khai tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục.
Ngày 4/3, khu sinh hoạt chung của bệnh nhân tại lầu 7, khu D (Bệnh viện Chợ Rẫy) trở nên vui tươi, nhộp nhịp với chương trình “Đồng hành cùng chiến binh K” do phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức.
Theo chính sách mới ban hành, có 3 chức danh và mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội. Quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 28/1 tới.
Ngày 30/12, tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Hà Nội, Báo Điện Tử Dân trí phối hợp Cục Bảo trợ xã hội tổ chức Hội thảo “Công tác xã hội với người nghèo”. Hội thảo do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì.
Với việc thực hiện đồng bộ các chính sách bảo trợ xã hội, người dân và nhóm đối tượng này có cơ hội tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế và các dịch vụ xã hội. Qua đó, số lượng đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội ngày càng tăng. Đến nay, mức độ bao phủ của chính sách bảo trợ xã hội đã tăng lên.
Việc phát hiện sớm trẻ tự kỷ có vai trò quan trọng đối với sự thay đổi, tiến bộ và khả năng hòa nhập cộng đồng sau này. Để phát hiện sớm cho trẻ tự kỷ, cần tăng cường truyền thông nhận thức đúng về tự kỷ trong cộng đồng.
Đến nay, có 45 cơ sở bảo trợ xã hội có chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Công suất tiếp nhận, chăm sóc và phục hồi chức năng cho 13.000 đối tượng tại cơ sở.
Dù nhu cầu của xã hội với nghề công tác xã hội rất lớn nhưng thực tế cho thấy, việc tuyển sinh tại nhiều trường và đào tạo người làm việc trong lĩnh vực này chưa cao. Một trong những nguyên nhân là các chính sách pháp luật chưa sâu sát nhu cầu của thị trường và người học.
Cùng với các chính sách của Trung ương, Hà Nội cũng đã ban hành một số chính sách đặc thù để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, người lao động, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em... gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tổng ngân sách thực hiện đạt hơn 10 , 6 nghìn tỷ đồng.
Số người hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên như các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, người nghèo… ở nước ta đã đạt 3,509 triệu người, chiếm tỷ lệ 3,5% dân số.
Thực tế hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Dự thảo Nghị định về công tác xã hội đã được xây dựng và lấy ý kiến. Sắp tới, khi Nghị định được ban hành, kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp ở nước ta.
Nhằm góp phần giải quyết những khó khăn trong đời sống và nâng cao phúc lợi cho người lao động, thời gian qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động công tác xã hội có sức lan tỏa sâu rộng. Những hoạt động này đã thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng.