

Những ngày vừa qua, người dùng mạng xã hội chia sẻ một video ghi lại cảnh một bé gái người Ukraine đang được các bác sĩ băng bó chân và cho rằng cô bé bị thương do tên lửa của quân đội Nga. Tuy nhiên, trên thực tế chấn thương của cô bé là do ngã xe đạp.
Trong tuần qua, nhiều câu chuyện và hình ảnh bịa đặt, vô căn cứ đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ và tương tác. Dưới đây là một số câu chuyện đã được hãng thông tấn AP kiểm chứng.
Người phát ngôn của Cơ quan Bưu chính Ba Lan khẳng định, cơ quan này không hề phát hành bộ tem chính thức in hình Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, như những tuyên bố lan truyền trên không gian mạng.
Mới đây, một bài viết hàm ý châm biếm tuyên bố rằng một lãnh đạo của hãng dược phẩm Pfizer đã bị bắt và bị buộc tội gian lận. Nhiều người đã chia sẻ bài viết trên không gian mạng.
Bà Thương và ông Truyền là thành phần chủ chốt, thành lập, điều hành nhóm tự xưng “trừ quỷ Bảo Lộc”, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), đã tham gia cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 và vaccine phòng Covid-19 trên không gian mạng.
Người dùng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một máy bay chiến đấu đang bốc cháy trên bầu trời và tuyên bố rằng đó là chiếc máy bay của Nga bị bắn hạ trong chiến dịch quân sự hiện nay ở Ukraine. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính xác.
Đại diện Lực lượng Phòng vệ Phần Lan khẳng định, đoạn video lan truyền trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh xe tăng nước này được điều động tham gia một cuộc tập trận theo kế hoạch, chứ không phải được đưa đến khu vực biên giới phía đông giáp Nga như một số người dùng chia sẻ.
Một đoạn clip giả mạo BBC lan truyền trên mạng xã hội những ngày vừa qua thông tin rằng Ba Lan đang chuẩn bị gửi quân đến Ukraine, khiến nhiều người tin rằng nó thực sự được xuất bản bởi kênh truyền hình Anh. Tuy nhiên, theo kiểm chứng của Reuters, đoạn clip này đã bị chỉnh sửa kỹ thuật số và không phải của BBC.
Đại diện lực lượng không quân Ukraine khẳng định phi công "Bóng ma Kiev" chỉ là câu chuyện do người dân thêu dệt về đơn vị bảo vệ thủ đô chứ không hề có thật.
Những ngày vừa qua, người dùng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một cây cầu đường sắt bị sập và cho rằng nó được chụp vào tháng 5/2022 ở vùng Kursk (Nga), giáp biên giới Ukraine. Tuy nhiên, theo kiểm chứng của Reuters, bức ảnh này đã xuất hiện từ tháng 6/2020 và được đăng tải bởi lực lượng cứu hộ khẩn cấp vùng Murmansk (Nga).
Trong tuần qua, nhiều câu chuyện và hình ảnh hoàn toàn bịa đặt, vô căn cứ tiếp tục lan truyền trên mạng xã hội, thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ và tương tác. Dưới đây là một số câu chuyện đã được hãng thông tấn AP kiểm chứng.
Người dùng mạng xã hội chia sẻ một đoạn video kèm chú thích cho rằng hình ảnh ghi lại trong đó là vụ nổ soái hạm Moskva của Nga ngày 14/4 vừa qua. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính xác. Đoạn clip là một phiên bản được chỉnh sửa và cắt ngắn của một video lưu hành trên mạng xã hội ít nhất từ năm 2013, quay cảnh lực lượng vũ trang Na Uy sử dụng một khinh hạm đã ngừng hoạt động để diễn tập đánh trúng mục tiêu.
Một đoạn video quay cảnh một chiếc xe bus đang bốc cháy ở thành phố Perugia, Italia đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua. Một số người dùng mạng xã hội cho rằng đó là một chiếc xe điện chạy bằng pin. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính xác.
Nhiều bài đăng trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng có mối liên hệ giữa vaccine ngừa Covid-19 và tình trạng gia tăng số ca mắc viêm gan ở trẻ em tại Mỹ và châu Âu thời gian qua. Tuy nhiên, theo các cơ quan y tế công cộng, cáo buộc trên hoàn toàn vô căn cứ và sai sự thật.
Ngày 25/4, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đang tìm các nạn nhân đã chuyển tiền cho đối tượng Nguyễn Thị Minh Thy, 24 tuổi (tài khoản Facebook Thy Nguyen) và một số cá nhân liên quan nhằm làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong tuần qua, nhiều câu chuyện và hình ảnh hoàn toàn bịa đặt, vô căn cứ đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút hàng chục nghìn lượt chia sẻ và tương tác. Dưới đây là một số câu chuyện đã được hãng thông tấn AP kiểm chứng và chứng minh là không có thật.
Trên mạng xã hội đang lan truyền bức ảnh một con tàu bốc cháy trên biển với chú thích đây là soái hạm Moskva của Nga bị chìm trên Biển Đen hôm 14/4. Tuy nhiên, kết quả tìm kiếm trực tuyến cho thấy hình ảnh này được chụp vào tháng 6/2021 khi tàu tiếp vận Kharg – tàu hải quân lớn nhất của Iran vào thời điểm đó - bốc cháy và chìm ở Vịnh Oman.
Sau khi tỷ phú Elon Musk thông báo nắm giữ 9,2% cổ phần tại Twitter Inc vào ngày 4/4, một chủ tài khoản Twitter đăng dòng tweet châm biếm tự nhận mình là nhân viên công ty và tuyên bố sẽ từ chức, khiến người dùng mạng xã hội lầm tưởng những gì người này nói là sự thật.
Sau vụ nam diễn viên Will Smith tát người đồng nghiệp Chris Rock vì bình luận về mái đầu trọc của vợ anh tại lễ trao giải Oscar 2022, hàng nghìn người dùng mạng xã hội đã chia sẻ rộng rãi một phát ngôn được cho là của danh hài Chris Rock về sự cố trên. Tuy nhiên, phát ngôn này là hoàn toàn bịa đặt.
Người dùng mạng xã hội chia sẻ một đoạn video mô phỏng chuyến bay, song lại chú thích sai lệch rằng đây là đoạn video ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng trên chuyến bay mang số hiệu MU5735 của hãng hàng không China Eastern Airlines vừa gặp nạn ở miền nam Trung Quốc, chiều 21/3.
Những ngày gần đây, người dùng mạng xã hội chia sẻ một bức ảnh chụp 3 nhân viên cứu hỏa người dính đầy bồ hóng, và chú thích rằng đây là những nhân viên cứu hộ khẩn cấp của Ukraine đang chiến đấu với các đám cháy do các cuộc tấn công của Nga gây ra. Tuy nhiên, kết quả tìm kiếm trực tuyến cho thấy hình ảnh này có từ năm 2019, và những người đàn ông trong hình là lính cứu hỏa Australia làm nhiệm vụ xử lý một đám cháy rừng bùng phát ở bang Tasmania.
Trên mạng xã hội lan truyền thông tin Giám đốc điều hành (CEO) Disney Bob Chapek bị bắt, tuy nhiên thông tin này không chính xác và bắt nguồn từ một trang web chuyên xuất bản các bài mang tính châm biếm.
Người dùng mạng xã hội gần đây chia sẻ bức ảnh đôi trẻ người Nga và Ukraine khoác quốc kỳ của nước mình, nắm chặt tay và tựa đầu vào nhau. Song trên thực tế, bức ảnh này được chụp từ năm 2019.
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thông tin học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành đi học trở lại từ ngày 1/3 tới đây là chưa chính xác.