Ngày 5/3, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, kiểu thời tiết El Nino đã bắt đầu suy yếu nhưng vẫn sẽ tiếp tục khiến nhiệt độ trên toàn cầu tăng lên trên mức trung bình.
Ngày 25/2, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cam kết sẽ cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết để giúp bang Victoria ứng phó cháy rừng nghiêm trọng đang diễn ra tại đây nhiều ngày qua.
Nhiều khu vực rộng lớn ở Australia tiếp tục hứng chịu nắng nóng cực đoan trong ngày 21/1, trong bối cảnh đợt nắng nóng hiện tại vẫn lan rộng, làm tăng nguy cơ cháy rừng trong mùa cháy rừng có nguy cơ cao đang diễn ra ở Australia do hiện tượng thời tiết El Nino.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết năm 2023 là năm nóng nhất được ghi nhận trên hành tinh, nhưng cảnh báo tác động ngày càng tăng của hiện tượng khí hậu El Nino có nguy cơ thiết lập kỷ lục nhiệt độ mới trong năm 2024. Thông tin của WMO là lời cảnh tỉnh đối với những hoạt động xâm hại môi trường đang làm “Mẹ thiên nhiên” nổi giận.
Thành phố Milan (miền bắc Italia) vừa trải qua ngày nóng nhất trong 260 năm khi cường độ của đợt nắng nóng xuất hiện tại khu vực này vào giữa tháng 8 đạt mức đỉnh điểm.
Chỉ riêng 7 tháng năm 2023 (năm nóng thứ ba trong lịch sử Italy kể từ năm 1800), Italy đã ghi nhận trung bình 11 hiện tượng thời tiết khắc nghiệt mỗi ngày, từ lũ lụt, hạn hán đến cháy rừng tàn khốc.
Cuba vừa trải qua tháng nóng nhất kể từ năm 1951 khi nhiệt độ tăng cao cả trên biển và trên đất liền gây áp lực lớn đối với hệ thống lưới điện và các nguồn tài nguyên biển.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu trong tháng 7/2023 cao hơn khoảng 1,5oC so với trung bình giai đoạn 1850-1900, đồng thời cao hơn 0,33oC so với tháng 7/2019 - tháng 7 nóng nhất và cũng là tháng nóng nhất trong lịch sử trước đó.
Chiều 7/8, tiếp tục chuyến giám sát chuyên đề tại Cà Mau, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn, có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh về việc “thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” trên địa bàn tỉnh.
Nhiều khu vực ở Nam Mỹ đang trải qua đợt nắng nóng trái mùa bất thường mặc dù thời điểm này đang là mùa đông ở nam bán cầu, làm dấy lên lo ngại về thời tiết ngày càng khó đoán định và khắc nghiệt hơn trong tương lai.
Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm, bên cạnh ứng phó với tình hình thiếu nước, khô hạn trong điều kiện El Nino thì tuyệt đối không chủ quan với khả năng xảy ra mưa lũ bất thường như đã từng xuất hiện trong những năm El Nino trước đây.
Thời gian qua, tại nhiều nơi trên thế giới, người dân phải đối phó những đợt nắng nóng kỷ lục do biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học xác nhận tháng 7/2023 là tháng nóng nhất trong lịch sử, gây ảnh hưởng đến hàng chục triệu người. Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), ông Sultan Al Jaber kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đóng vai trò tiên phong trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.
Với việc 3 tuần đầu tiên của tháng 7/2023 đã ghi nhận mức nhiệt cao nhất từ trước đến nay, tháng 7 năm nay đang trên đà trở thành tháng 7 nóng nhất và cũng là tháng nóng nhất từng được ghi nhận.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, các hiện tượng thời tiết cực đoan, từ hạn hán đến lũ lụt quy mô lớn và các tác động khác của biến đổi khí hậu đang gia tăng ở châu Á, gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực cũng như hệ sinh thái của châu lục.
Tổng thư ký Guterres nhấn mạnh biến đổi khí hậu đang gây tác động nghiêm trọng và đây mới chỉ là điểm khởi đầu khi "kỷ nguyên toàn cầu ấm lên đã kết thúc, Trái Đất đang bước vào kỷ nguyên sôi sục".
Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ vừa ra thông báo về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng thường (phi Basmati). Nguyên nhân là Ấn Độ lo ngại về nguồn cung gạo cùng với giá lương thực trong nước tăng cao. Chính sách này dự báo sẽ tác động lớn đến thị trường thương mại gạo toàn cầu, tạo ra khoảng trống thị trường tiềm năng cho các quốc gia xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.
Chiều 25/7, đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng và đoàn công tác của lãnh đạo thành phố đã đi kiểm tra thực tế Dự án hệ thống thu gom nước thải ven biển Mỹ An-Mỹ Khê, thuộc hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.
Mùa hè năm nay, châu Âu đang phải gồng mình chống chọi những tác động của thời tiết nắng nóng như thiêu đốt, với tháng 6/2023 là tháng nóng nhất được ghi nhận trong lịch sử theo dõi nhiệt độ toàn cầu 174 năm qua.
Giới chức Hy Lạp đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu vực miền nam của đảo Rhodes trong bối cảnh lực lượng cứu hỏa vẫn đang nỗ lực dập lửa ở cả ba khu vực ở miền nam, miền bắc và khu trung tâm của đảo này trong ngày thứ 6 liên tiếp. Cơ quan chức năng đã huy động máy bay và trực thăng cứu hỏa để hỗ trợ ngăn chặn cháy rừng.
Theo Đài quan sát khí hậu của Liên minh châu Âu (EU), thế giới đang trên đà trải qua tháng 7 nóng nhất kể từ khi cơ quan này bắt đầu đo nhiệt độ. Đợt nắng nóng gay gắt tại nhiều khu vực của châu Âu đang kéo theo những đám cháy rừng dai dẳng và các cảnh báo về sức khỏe. Một số khu vực của châu Á và châu Mỹ cũng đang chứng kiến các kỷ lục về nhiệt độ cao liên tục bị xô đổ.
Trước tình hình nắng nóng khắc nghiệt và lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở nhiều quốc gia trong thời gian qua, Giáo hoàng Francis nhấn mạnh thế giới cần phải có hành động khẩn cấp hơn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Đợt sóng nhiệt kéo dài càn quét khắp châu Âu đang làm đảo lộn đời sống và gây ra những mối nguy hại nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Giới chuyên gia cảnh báo, nếu hiện tượng thời tiết cực đoan trên vẫn tiếp diễn, ngành du lịch châu Âu sẽ đối mặt những thách thức không nhỏ khi các du khách dần thay đổi thói quen du lịch.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, hiện tượng El Nino sẽ xuất hiện trong năm nay khiến cho nhiệt độ toàn cầu tăng lên và năm 2023 sẽ là năm nóng kỷ lục. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã hứng chịu những đợt sóng nhiệt gay gắt. Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ, khi nhiều nơi xuất hiện nắng nóng kéo dài với nhiều kỷ lục về thời tiết bị xô đổ.
Cố vấn cấp cao của Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết nắng nóng khắc nghiệt sẽ xảy ra thường xuyên hơn và rải rác trong các mùa do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo các chuyên gia du lịch và môi trường, nhiệt độ mùa hè tăng vọt trên khắp miền nam châu Âu có thể dẫn tới sự thay đổi lâu dài trong thói quen du lịch. Nhiều du khách sẽ chọn các điểm đến mát mẻ hơn hoặc đi nghỉ vào mùa xuân hoặc mùa thu để tránh cái nóng khắc nghiệt.
Theo các cơ quan thời tiết, chưa có dấu hiệu cho thấy đợt nắng nóng trên toàn cầu sẽ dịu xuống trong những ngày tới. Thậm chí nền nhiệt cao kỷ lục được dự báo sẽ tiếp tục được xác lập vào cuối tuần này.
Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Hans Kluge, ngày 18/7, cảnh báo, số người tử vong do nắng nóng khắc nghiệt sẽ tăng so với năm trước.
Các đợt nắng nóng ngày càng nguy hiểm khi chúng xuất hiện thường xuyên hơn và kéo dài hơn. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo đợt nắng nóng bao trùm Bắc bán cầu sẽ tăng cường trong tuần này, khiến nhiệt độ ban đêm tăng và kéo theo nguy cơ đau tim và tử vong cao.