Hội đồng châu Âu mới đây khẳng định mục tiêu đầy tham vọng của Liên minh châu Âu (EU) về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), theo đó, khối này kỳ vọng trở thành một trong những trung tâm AI hàng đầu thế giới. Tuyên bố trên được đưa ra khi cuộc đua phát triển và ứng dụng AI ngày càng khốc liệt, trong khi EU đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các nền kinh tế lớn như Mỹ hay Trung Quốc trong lĩnh vực hấp dẫn này.
Theo doanh nghiệp công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) OpenAI, với việc tích hợp tìm kiếm trên web, ChatGPT đang cạnh tranh với các đối thủ như Microsoft Copilot và Google Gemini.
Giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI), trí tuệ nhân tạo tạo sinh, hiện không còn là thuật ngữ xa lạ đối với người dân. Các doanh nghiệp Việt cũng đã bắt đầu tìm đến AI để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm và tạo ra những chiến lược kinh doanh toàn diện và lâu dài… Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp Việt vẫn còn khá lúng túng trong việc đưa ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào thực tế.
Mới đây, OpenAI bày tỏ lo ngại rằng tính năng giọng nói chân thực của trí tuệ nhân tạo (AI) của hãng này có thể khiến con người hình thành mối quan hệ gần gũi với AI, gây ảnh hưởng tương tác xã hội giữa con người với nhau.
Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
Dữ liệu của Liên hợp quốc công bố ngày 3/7 cho thấy, Trung Quốc đang vượt xa các quốc gia khác trong cuộc đua phát minh liên quan trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, khi đã nộp số bằng sáng chế nhiều gấp 6 lần so với đối thủ gần nhất là Mỹ.
Hội nghị nhà phát triển toàn cầu (WWDC) thường niên của Apple năm 2024 đã chính thức bắt đầu vào 0 giờ ngày 11/6 (theo giờ Việt Nam). Tại đây, Apple đã tiết lộ một chiến lược AI được chờ đợi từ lâu, đó là tích hợp công nghệ "Apple Intelligence" mới trên nhiều ứng dụng, trong đó có cả Siri và đưa ChatGPT của OpenAI vào các thiết bị của mình.
Khi báo giới tiết lộ Apple và Google đang đàm phán để đưa mô hình AI Gemini của Google vào iPhone, thông tin đó có thể phát tín hiệu về mối quan hệ hợp tác rất chặt chẽ giữa hai “ông lớn” này.
Là công nghệ nền tảng, trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng tạo đột phá trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết đầu tiên về thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy được đánh giá là bước ngoặt quan trọng trong quản lý AI, đưa công nghệ tiên tiến này vào khuôn khổ pháp lý nhằm quản trị AI hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Theo bài đăng trên blog của OpenAI chia sẻ kết quả thử nghiệm quy mô nhỏ của "Voice Engine", công cụ này cơ bản có thể sao chép giọng nói của người nào đó dựa trên mẫu âm thanh 15 giây.
Mối lo ngại của EU về tác hại của công nghệ deepfake tăng lên, đặc biệt là nguy cơ thông tin sai lệch về cuộc bầu cử diễn ra tại 27 quốc gia thành viên của khối từ ngày 6-9/6.
Ông Elon Musk cáo buộc OpenAI và CEO Sam Altman vi phạm các thỏa thuận hợp đồng được ký giữa hồi năm 2015 khi ông giúp thành lập OpenAI - công ty "cha đẻ" của chatbot ChatGPT.
Theo Chủ tịch Tập đoàn Microsoft nguyên tắc phát triển AI nhằm "giải quyết vai trò và trách nhiệm ngày càng tăng của Microsoft với tư cách là nhà đổi mới AI và người dẫn đầu thị trường."
Trí tuệ nhân tạo phổ quát (AGI) là một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng tư duy, tự học hỏi và thực hiện một loạt nhiệm vụ phức tạp ở mức độ ngang bằng hoặc thậm chí vượt xa con người. Sự xuất hiện tiềm tàng của AGI khiến không ít chuyên gia trên khắp thế giới lo ngại về một hệ thống có thể trốn tránh sự kiểm soát của con người và đe dọa nhân loại.
Theo Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU được ban hành vào năm 2018, bất kỳ công ty nào bị phát hiện vi phạm các quy tắc đều phải đối mặt với mức phạt lên tới 4% doanh thu toàn cầu.
Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu (GPDP) của Italia đã phạt chính quyền thành phố Trento 50.000 euro (khoảng 54.200 USD) vì vi phạm quy tắc bảo vệ dữ liệu khi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các dự án giám sát an ninh, trật tự trên toàn thành phố.
Trong phiên điều trần trước Thượng viện ngày 10/1, giám đốc điều hành của một số hãng thông tấn Mỹ đã kêu gọi Quốc hội nước này ban hành một đạo luật mới nhằm buộc các công ty phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) phải trả tiền cho những nội dung báo chí mà họ sử dụng để huấn luyện các mô hình máy tính của mình.
Những triển vọng về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), cũng như quan ngại về rủi ro từ công nghệ này, đã trở thành chủ đề nóng trong thế giới công nghệ kể từ khi “bom tấn” ChatGPT ra mắt cách đây một năm.
Những chiếc xe không người lái do AI điều khiển đang chạy ngày một nhiều hơn trên các đường phố của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước phát triển khác và trong một ngày không xa sẽ xuất hiện phổ biến trên toàn thế giới.
Ngày 26/9, nhật báo Wall Street Journal đưa tin, giá trị đầu tư vào công ty khởi nghiệp OpenAI của Mỹ đã tăng vọt lên mức 80 tỷ USD - 90 tỷ USD trong các cuộc đàm phán với các nhà đầu tư tiềm năng. OpenAI là công ty phát triển nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) đình đám ChatGPT.
Chủ tịch Tập đoàn Microsoft khẳng định cần khuyến khích các công ty công nghệ làm điều đúng đắn, cùng với việc tạo ra các quy định và chính sách mới nhằm bảo đảm an toàn trong mọi tình huống.
Một nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy, trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI) có nhiều khả năng giúp tạo thêm việc làm thông qua việc tự động hóa một số công đoạn, thay vì đảm nhận hoàn toàn công việc.
OpenAI sẽ phát hành phiên bản Android của ứng dụng chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT vào tuần tới sau khi ra mắt công cụ này trên hệ điều hành iOS hồi tháng 5 vừa qua.