Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024 do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. (Ảnh TRƯỜNG GIANG)

Bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý để thi hành Luật Đất đai

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian ngắn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024, cũng như ban hành các thông tư theo thẩm quyền để bảo đảm điều kiện đưa Luật Đất đai 2024 có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2024 vào cuộc sống.
Thi công hầm đường bộ thuộc dự án đường cao tốc bắc-nam giai đoạn II.

Thủ tướng chỉ đạo tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công dịp cuối năm

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm; xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Trao tặng công trình nước sạch cho Trường mầm non Hương Bình.

Bàn giao công trình nước sạch cho Trường mầm non Hương Bình (Hà Tĩnh)

Nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch các trường học vùng sâu, vùng xa và đóng góp vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam, Quỹ Toyota Việt Nam (TVF) phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) bàn giao công trình nước sạch cho Trường Mầm non Hương Bình (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).
Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, theo chỉ đạo của Chính phủ, đối với các khoáng sản chiến lược như đất hiếm hay vonfram, Bộ này đang nghiên cứu xây dựng, hướng tới đưa ra những khung chính sách riêng, đặc thù và chiến lược để quản lý. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Sẽ đưa ra những khung chính sách đặc thù để quản lý các loại khoáng sản chiến lược

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, đối với các khoáng sản chiến lược như đất hiếm hay vonfram, Bộ này đang nghiên cứu xây dựng, hướng tới đưa ra những khung chính sách riêng, đặc thù và chiến lược để quản lý.
Ảnh minh họa: Bộ phận Một cửa tại phường Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ

Vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra tại một số bộ, ngành, địa phương, qua đó phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp, trong đó có Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Đây là hai trong số nhiều đơn vị được đánh giá là có số lượng thủ tục hành chính lớn, liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội.
Quang cảnh phiên họp sáng 23/10. (Ảnh: DUY LINH)

Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, trong đó đề xuất thay đổi với 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh).
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, về tình hình triển khai Luật Đất đai 2024 ; trong đó nhấn mạnh các chính sách mới của luật đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên có một số vướng mắc như công tác đấu giá đất và điều chỉnh bảng giá đất.

Có hiện tượng đầu cơ, thao túng giá khi tham gia đấu giá đất ở địa phương

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, về tình hình triển khai Luật Đất đai 2024; trong đó nhấn mạnh các chính sách mới của luật đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên có một số vướng mắc như công tác đấu giá đất và điều chỉnh bảng giá đất.
Hoạt động khai thác khoáng sản trên sông Lô, tỉnh Hà Giang.

Hà Giang xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường về 7 điểm mỏ trúng đấu giá cao bất thường

Trong 12 điểm mỏ đá và cát, sỏi được tỉnh Hà Giang đưa ra đấu giá, có 5 điểm mỏ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang công nhận kết quả trúng đấu giá. Đối với 7 điểm mỏ còn lại, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang đã có văn bản xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi rà soát, đánh giá thấy kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm.
Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Việt Hùng trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí.

Kiểm soát thị trường bất động sản, ngăn chặn tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất

Trong thời gian qua, thị trường bất động sản tại nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đã chứng kiến những biến động không lành mạnh, với hiện tượng đấu giá đất cao rồi bỏ cọc, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc này không chỉ làm tăng giá đất và nhà ở một cách bất thường, tạo ra bong bóng bất động sản, mà còn hạn chế khả năng tiếp cận nhà ở của người dân có nhu cầu thực sự.
Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân trao đổi vấn đề thực hiện Bảng giá đất theo Luật Đất đai năm 2024.

Kiên trì, nhất quán trong thực hiện Bảng giá đất theo Luật Đất đai năm 2024

Liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024 đang được người dân, doanh nghiệp quan tâm, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã có buổi trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân để làm rõ hơn vấn đề này. Xin trân trọng gửi tới bạn đọc nội dung cuộc trao đổi này.
Bị can Nguyễn Linh Ngọc. (Ảnh: Bộ Công an)

Khởi tố bị can đối với nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an đang điều tra vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; Buôn lậu; Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thái Dương và các đơn vị liên quan.
Ảnh minh họa: TRÌNH KẾ

Tránh thất thu từ khoáng sản phát sinh

Trong những năm qua, các tỉnh, thành phố khu vực miền trung đẩy mạnh thu hút dự án đầu tư lĩnh vực thép, dầu khí, chế tạo thiết bị, hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ… Những dự án lớn tương ứng với quy mô đất đai, diện tích mặt bằng bàn giao cho nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn. Quá trình thực hiện các dự án đầu tư phát sinh trữ lượng khoáng sản đất, đá, kim loại… là tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Tuy nhiên, công tác quản lý lỏng lẻo, bị động rất dễ dẫn đến nguy cơ thất thoát tài sản của Nhà nước.
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng lẵng hoa chúc mừng đại diện Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ tại Lễ kỷ niệm

Phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ theo hướng tiên tiến, hiện đại

Chiều 9/7, tại Hà Nội, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (9/7/1994-9/7/2024), với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Viện.
Sớm đưa Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống sẽ góp phần phát huy các nguồn lực trong công tác quản lý tài nguyên đất đai. Trong ảnh: Một góc thành phố Hà Nội. (Ảnh: MỸ HÀ)

Tập trung hoàn thiện các văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024

Để Luật Đất đai năm 2024 sớm vào đi vào cuộc sống, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành đang khẩn trương rà soát, hoàn thiện các văn bản thi hành liên quan theo đúng thời hạn đề ra, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại các địa phương trên cả nước.
Buổi tuyên truyền phổ biến Luật Tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hải Phòng.

Thực thi đồng bộ Luật Tài nguyên nước 2023

Ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 (Luật Tài nguyên nước 2023) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên chất vấn.

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng phiên chất vấn đáp ứng sự mong đợi của cử tri, nhân dân cả nước

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra sôi nổi, trên tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao, có nhiều thông tin phản ánh thực trạng tình hình, có nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành; đáp ứng sự mong đợi của cử tri, nhân dân cả nước.
Đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng biểu quyết 100% thông qua chủ trương khai thác cát biển.

Sóc Trăng thông qua chủ trương khai thác cát biển thuộc khu B1

Chiều 31/5, tại Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về chủ trương khai thác cát biển thuộc khu B1 để thực hiện các dự án theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội.
Các đại biểu tham gia hoạt động thả cá tại Lễ kỷ niệm.

Hành động thiết thực để giải quyết vấn đề bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học

Sáng 22/5, tại bãi biển Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024, với chủ đề “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học”. 
Toàn cảnh hội nghị.

Hà Nam: Tập huấn Luật Đất đai năm 2024

Ngày 17/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Đất đai năm 2024; Nghị định số 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.