Khu xử lý chất thải Quang Trung là nơi đang tiếp nhận, xử lý rác sinh hoạt lớn nhất tỉnh Đồng Nai. Trung bình mỗi ngày nơi đây tiếp nhận, xử lý hơn 1.200 tấn rác sinh hoạt của 8/11 huyện, thành phố, chiếm khoảng 70% rác thải sinh hoạt của toàn tỉnh Đồng Nai.
Phát huy vai trò của các tổ chức trong tập hợp, hướng dẫn nhân dân giảm phát thải ra môi trường, xử lý nguồn thải tại gia, chung tay thu gom, phân loại rác, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục huy động các nguồn lực cùng tham gia xử lý, tái chế rác thải, bảo vệ môi trường.
Những năm qua, công tác thu gom, xử lý rác thải của Thành phố Hà Nội đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên do lượng rác thải ngày càng tăng, hạ tầng xử lý rác bị quá tải, chất lượng công tác thu gom chưa đạt yêu cầu, phát sinh nhiều bất cập, gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa, thói quen sinh hoạt, việc thiếu ý thức của một số người khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Bởi vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm, nhất là ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại Hà Nội nói riêng và các đô thị nói chung là vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội.
Xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng xã thành phường, huyện thành quận là nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn 2021-2025, toàn bộ 15 xã của huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đồng thời huyện đã đạt 31/34 tiêu chí phát triển thành quận.
Trong gần một năm qua, bé Lê Thanh Mai và các bạn ở trường mẫu giáo rất vui và hào hứng khi được cô giáo hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
Chiều 5/10, tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết cùng với nhà đầu tư tổ chức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy xử lý rác Phan Thiết. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận; cùng lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và chính quyền địa phương.
Chiều 20/7, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị thông tin tình hình và giải pháp xử lý tại bãi rác An Hiệp (huyện Ba Tri, tỉnh Bến tre).
Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2014, gồm 17 khu xử lý chất thải, trong đó thành phố nâng cấp, mở rộng tám khu hiện có và đầu tư mới chín khu với công nghệ xử lý hiện đại. Nhưng đến nay nhiều dự án chậm triển khai, ảnh hưởng đến việc xử lý rác thải trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, do lượng rác thải nói chung và chất thải rắn đô thị ngày càng tăng, gây áp lực lớn trong việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở Thủ đô. Đây là vấn đề “nóng”, đòi hỏi sự vào cuộc của các ngành, các cấp, sự thay đổi nhận thức của mỗi người dân trong việc thu gom và xử lý chất thải, góp phần bảo vệ môi trường.
Những ngày gần đây, khi thời tiết nắng nóng và oi bức, hàng trăm hộ dân sống chung quanh Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi) lại càng khốn khổ hơn.
Ngày 19/3, tại xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương (Nghệ An), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức đồng loạt các hoạt động Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc lần thứ I, trong đó điểm cấp Trung ương diễn ra tại tỉnh Nghệ An.
Nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ không có nhà máy xử lý rác thải công nghệ hiện đại hoặc có mời gọi đầu tư nhưng buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều sai phạm. Nhà máy đầu tư xong lại … “trùm mền” vì xử lý không hiệu quả, rác cũ, rác mới tồn ứ mỗi ngày. Các bãi chôn lấp nhanh chóng được lấp đầy, chất cao như… núi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và trở thành nỗi lo thường trực của người dân.
Công tác bảo vệ môi trường, nhất là xử lý rác thải sinh hoạt của tỉnh Vĩnh Phúc trở thành vấn đề cấp bách trong bối cảnh tỉnh này phát triển mạnh công nghiệp. Ngành Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước đang gấp rút tìm kiếm những giải pháp mới để xử lý rác thải sinh hoạt một cách bền vững.