Ở Việt Nam, tiêu dùng xanh là một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội thảo liên quan việc sử dụng vật tư nông nghiệp và xử lý chất thải trong sản xuất cà-phê, nhằm nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, người dân trong sản xuất cà-phê hiệu quả và bền vững.
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (gọi tắt Luật Bảo vệ môi trường 2020) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, gồm 16 chương, 171 điều, với nhiều chính sách mới mang tính đột phá và được kỳ vọng tạo bước tiến lớn trong công tác bảo vệ môi trường tại nước ta hiện nay.
Xác định mục tiêu rõ ràng, đưa ra kế hoạch hành động cùng nhiều giải pháp thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh… VISSAN đang tham gia mạnh mẽ vào cuộc đua giảm phát thải nhà kính, tập trung vào con đường phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ngày 5/8, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, kết quả kiểm tra tại Khu xử lý chất thải Quang Trung cho thấy, bảo đảm các quy định của pháp luật về môi trường, không có chuyện xả nước thải ra môi trường. Trong khi đó, các trạm quan trắc tự động nước dưới đất, không khí xung quanh khu xử lý chất thải lớn nhất tỉnh Đồng Nai đều trong ngưỡng cho phép.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai ghi nhận Khu xử lý chất thải Quang Trung không xả nước thải ra môi trường, mà nước thải, kể cả nước rỉ rác từ quá trình xử lý được thu gom, xử lý và tái sử dụng.
Ngày 5/7, thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, Chủ tịch tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1725/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kbec Vina (địa chỉ trụ sở chính: Ấp 4, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Hiện nay, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên phạm vi cả nước mỗi ngày khoảng 67.877 tấn. Riêng khu vực đô thị phát sinh khoảng 38.143 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 29.734 tấn/ngày. Công tác phân loại, xử lý chất thải rắn vì vậy gặp rất nhiều thách thức.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết thời gian tới sẽ tham mưu với Chính phủ để báo cáo Quốc hội bố trí vốn đầu tư công giai đoạn tiếp theo 2026-2030 để xử lý các dòng sông ô nhiễm nặng hiện nay như sông Đáy, sông Cầu…
Hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa, thói quen sinh hoạt, việc thiếu ý thức của một số người khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Bởi vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm, nhất là ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại Hà Nội nói riêng và các đô thị nói chung là vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội.
Lực lượng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường (C05), Bộ Công an đang tiếp tục phối hợp với cơ quan liên quan tỉnh Đồng Nai làm rõ hành vi chôn chất thải nguy hại số lượng rất lớn và một số nội dung liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy xử lý chất thải Vĩnh Tân của Công ty Cổ phần môi trường Thiên Thanh, huyện Vĩnh Cửu. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy chuyên xử lý chất thải nguy hại này đã được người dân nhiều lần phản ánh nhưng chưa được xử lý dứt điểm.
Sáng 1/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì; chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, xuất khẩu.
Ngày 10/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Võ Tấn Đức đã ký ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu xử lý chất thải Quang Trung. Việc điều chỉnh trên nhằm chống quá tải tiếp nhận, xử lý rác sinh hoạt tại khu xử lý chất thải lớn nhất tỉnh Đồng Nai.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, từ ngày 1/1/2024, quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (gọi tắt là EPR) sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu pin, ắc-quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì (thương phẩm) sẽ phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu sau khi người tiêu dùng thải bỏ.
Những năm qua, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là gắn sản xuất với bảo vệ môi trường. Để bảo đảm mục tiêu đó, trong suốt quá trình hoạt động, TKV vừa ưu tiên phát triển sản xuất, đồng thời triển khai chương trình hành động bảo vệ môi trường, trong đó trọng tâm trồng cây phủ xanh các khai trường, bãi thải với tiêu chí môi trường “Sáng-Xanh-Sạch”.
Từ năm 2003, thời điểm Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) được xây dựng để xử lý rác cho thành phố, tuy nhiên điều đáng lo ngại là nhiều người dân sống ở khu vực này phải nhiều năm liền chịu đựng mùi hôi, thối bốc lên từ bãi tập kết rác.
Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2014, gồm 17 khu xử lý chất thải, trong đó thành phố nâng cấp, mở rộng tám khu hiện có và đầu tư mới chín khu với công nghệ xử lý hiện đại. Nhưng đến nay nhiều dự án chậm triển khai, ảnh hưởng đến việc xử lý rác thải trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, do lượng rác thải nói chung và chất thải rắn đô thị ngày càng tăng, gây áp lực lớn trong việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở Thủ đô. Đây là vấn đề “nóng”, đòi hỏi sự vào cuộc của các ngành, các cấp, sự thay đổi nhận thức của mỗi người dân trong việc thu gom và xử lý chất thải, góp phần bảo vệ môi trường.
Những ngày gần đây, khi thời tiết nắng nóng và oi bức, hàng trăm hộ dân sống chung quanh Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi) lại càng khốn khổ hơn.
Là tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước, dân số khoảng 3,2 triệu người nên Đồng Nai phải xử lý lượng rác thải từ sản xuất, sinh hoạt rất lớn.
Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải tại các đô thị Việt Nam (WETV) được khai mạc sáng nay, 25/8, tại thành phố Đà Nẵng.
Hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây. Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2021 đạt 4,75 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt tới 8,9 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 2022 cũng thu về khoảng 5,8 tỷ USD, tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Quản lý chất thải hiệu quả tại các doanh nghiệp là cơ sở để hình thành mô hình kinh tế tuần hoàn theo nguyên tắc giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên, tái tạo tài nguyên, giảm phát sinh chất thải, gia tăng vòng đời sử dụng sản phẩm bằng tái sử dụng, tân trang và tái chế.