Chiều 11/10, tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Tổ công tác số 1 do đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Tổ trưởng có buổi làm việc với các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh đầu tư công.
Thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước với bốn nhiệm vụ trọng tâm, bốn nhiệm vụ ưu tiên, ba chương trình đột phá và 15 chỉ tiêu cơ bản… Bình Phước đang từng bước chuyển từ vị trí "dự trữ phát triển" thành một động lực phát triển trong vùng Đông Nam Bộ.
Năm 2024, tỉnh Thái Nguyên có tổng số vốn đầu tư công là hơn 9.000 tỷ đồng, trong đó Thủ tướng Chính phủ giao là hơn 5.600 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6, tỉnh mới giải ngân được 22% tổng số vốn và 35% vốn Thủ tướng Chính phủ giao, chưa đạt yêu cầu đề ra. Trước tình hình đó, tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để giải ngân hết số vốn này, góp phần sớm đưa các công trình vào sử dụng, thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương.
Tình trạng giải ngân vốn đầu tư công tại Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là đáng lo ngại khi hết tháng 5/2024 mới đạt 14%. Nhiều giải pháp quyết liệt đã được thành phố thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao.
Theo ước tính, các bộ, ngành, địa phương có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tốt có thể thiếu hơn 100 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công vào thời điểm cuối năm, trong khi một số nơi không “tiêu hết” vốn được giao theo kế hoạch. Do đó, công tác điều chuyển vốn trở nên rất quan trọng.
Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.
Những tháng đầu năm 2024, công tác giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Do vậy, thành phố đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tiến độ và bảo đảm đạt kế hoạch năm nay.
Trong cả nước có 59.848 doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong quý đầu năm 2024, tăng 5,1% so cùng kỳ nhưng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và phá sản vẫn tăng rất cao.
Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, lãnh đạo tỉnh Bình Dương yêu cầu các địa phương, đơn vị có phương án huy động nguồn lực, bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án trọng điểm, đẩy nhanh thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường cơ chế phân cấp, phân quyền và kịp thời tháo gỡ khó khăn nhằm đạt hiệu quả trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.
Nhằm khắc phục việc giải ngân vốn đầu tư công chậm chạp, không đạt chỉ tiêu đề ra trong năm 2023, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 và triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Sáng 11/1, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Tính đến ngày 20/10/2023, tỉnh Bắc Ninh cấp mới 308 dự án đầu tư nước ngoài (tăng gấp 3,14 lần cùng kỳ năm 2022) với tổng vốn hơn 908 triệu USD. Là địa phương có diện tích nhỏ nhất nước, nhưng Bắc Ninh có tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 4 cả nước và là một điểm sáng về thu hút đầu tư nước ngoài.
Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, tạo đà cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.
Chỉ còn hai tháng nữa sẽ hết năm 2023. Nhìn lại quãng thời gian đã đi qua, nền kinh tế thành phố có nhiều tín hiệu tích cực khi duy trì đà tăng trưởng khả quan, nhất là về công nghiệp và thương mại, dịch vụ, bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường…
Đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh tận tình, tận tâm, tận lực làm hết sức mình và trách nhiệm để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư hiệu quả.
Trong 9 tháng năm 2023, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Đồng Nai chỉ đạt hơn 27%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây và thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Do vậy, trong thời gian còn lại của năm, các ngành chức năng của địa phương đang và sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt mục tiêu được giao.
Tính đến hết tháng 8/2023, Lào Cai đã giải ngân được hơn 3.083/5.341 tỷ đồng kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 57%, cao nhất trong các tỉnh miền núi phía bắc. Từ nay đến cuối năm, Lào Cai tập trung "nước rút", bằng nhiều giải pháp quyết liệt để giải ngân gần 2.300 tỷ đồng (khoảng 800 tỷ đồng/tháng), bảo đảm hoàn thành giải ngân đầu tư công ở địa phương.
Khởi công xây dựng từ năm 2018 đến nay, tuyến đường hậu kênh Thạnh Ðông (từ rạch Mù U đến rạch Bến Bạ) trên địa bàn phường Thường Thạnh và Phú Thứ, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ hiện vẫn dang dở và đã ngừng thi công gần hai năm. Người dân bức xúc vì thời gian xây dựng công trình kéo dài, gây lãng phí và khó khăn trong lưu thông.
Nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 được đặt vào thế khó, vì nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư công tăng khoảng 25% so với cùng kỳ năm 2022, là mức cao nhất từ trước đến nay.
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành rà soát tỷ lệ giải ngân từng dự án; qua đó, tham mưu điều chuyển số vốn không có khả năng giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân cao, dự án đã quyết toán hoàn thành, nhưng thiếu vốn...
Tại ngày họp thứ 2 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Hiroshima (Nhật Bản), lãnh đạo nhóm này đã ra tuyên bố khẳng định sẽ tăng cường hỗ trợ năng lượng và phát triển cho các nước mới nổi và đang phát triển vốn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư và nợ nước ngoài.
Xác định công tác đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một trong những giải pháp trọng tâm để bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng, thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã triển khai các giải pháp quyết liệt, khắc phục các bất cập, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường vừa có thông báo chỉ đạo các địa phương và cơ quan có thẩm quyền về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm khắc phục những hạn chế đối với công tác giải ngân vốn đầu tư.
Tại Quyết định số 1814/QĐ-UBND về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023 vừa được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành, Hà Nội điều chỉnh tăng 3.840 tỷ đồng cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô.
Năm 2022 tuy phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức song nhờ nhận diện đúng tình hình, chủ động thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp “mở đường” cho các công trình, dự án cho nên tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh khá toàn diện và cao hơn bình quân chung của cả nước.
Ngày 16/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng phê duyệt Đề án định hướng thu hút đầu tư vào Quảng Trị giai đoạn 2023-2025; tầm nhìn đến 2030. Tỉnh tập trung thu hút các dự án đầu tư khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển trên 3 trụ cột chính: công nghiệp-xây dựng; nông nghiệp; dịch vụ-du lịch.