Mang nhóm máu phenotype hay còn gọi là nhóm máu “chọn”, Thạc sĩ Đỗ Thị Hiền, Phó trưởng khoa Điều chế các thành phần máu, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương thường không thể hiến máu định kỳ mà chỉ hiến khi nào có người bệnh cùng nhóm máu với chị cần truyền máu.
40 năm sống trên đời, chị Hoàng Thị Thu Hiền (người bệnh tan máu bẩm sinh) đã từng trải qua “điều kỳ tích” nhờ trái tim và bàn tay tận tụy của các y, bác sĩ tại Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Bởi vậy, với chị và nhiều bệnh nhân tại đây không bao giờ quên những ân tình của các chiến sĩ áo trắng.
Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, từ 25/1 đến 2/2 (26 tháng Chạp đến mùng 5 Tết), đã có 2.019 người dân đến Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương hiến máu và hiến tiểu cầu, trong đó 1.390 người hiến máu và 629 người hiến tiểu cầu.
Trực Tết - một nhiệm vụ không xa lạ nhưng luôn đem tới vô vàn cảm xúc đáng nhớ… với bất kỳ nhân viên y tế nào. Ở Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, các bác sĩ luôn động viên những bệnh nhân mắc bệnh máu rằng, cứ khi nào được ra viện, khi ấy sẽ là Tết.
Một năm trước, chị Trịnh Thị Thúy (sống tại Nghệ An) nằm bê bết vì tác dụng phụ của những đợt truyền hóa chất điều trị ung thư máu, thì năm nay, chị đã lui bệnh, sắp về nhà ăn Tết. Sau 6 năm phát hiện bệnh suy tủy, bà Nguyễn Thị Xuân vẫn khoẻ mạnh, vẫn miệt mài làm việc ở tuổi gần 60. Họ đã được hồi sinh nhờ những giọt máu hiến và nỗ lực của các y, bác sĩ.
“Bệnh nhân không chỉ cần một phác đồ điều trị cá thể hóa, mà còn cần truyền cho họ tư tưởng lạc quan. Những người bệnh về máu, nhất là máu ác tính, tư tưởng chiếm vai trò quan trọng để chống chọi lại bệnh. Vì thế trong điều trị, bác sĩ không chỉ đơn thuần quan tâm đến phác đồ, mà cần phải thật sự là người thân của người bệnh”, nghe Tiến sĩ Bình nói dứt lời, tôi mới hiểu, vì sao những chia sẻ của ông trên fanpage của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương về điều trị bệnh máu ác tính, lại có sức hút với rất đông người bệnh và người nhà người bệnh.
Từ ước mơ chỉ sống thêm 5 năm, chị Lê Thị Dung (quê Thanh Hóa) không thể nghĩ có ngày mình lại kéo dài được sự sống thêm 16 năm dù mắc căn bệnh ung thư máu mạn tính. Điều trị nhắm đích đã mang lại cuộc đời mới cho những người bệnh như chị Dung.
16 năm sống nhờ những đơn vị máu hiến, Nguyễn Dương Hưng (quê Vĩnh Phúc) năm nay 16 tuổi và mẹ luôn mang trong mình sự biết ơn với những người hiến máu để em có được cuộc sống tốt đẹp hôm nay.
Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, trải qua 40 năm hình thành và phát triển, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương (Bộ Y tế) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; trở thành đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới và luôn giữ vững chất lượng chuyên môn của Viện đầu ngành về chuyên khoa Huyết học- Truyền máu trên toàn quốc.
Máu là một chế phẩm vô cùng quan trọng và không thể thay thế đối của những người bệnh cần truyền máu. Với những người bệnh có nhóm máu hiếm, loại “thuốc” đặc biệt này lại càng quý giá hơn.
Để bảo đảm an toàn truyền máu, ngoài việc cung cấp đủ lượng máu, việc truyền máu hòa hợp kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu (truyền máu hòa hợp phenotype) giữa người cho và người nhận là rất quan trọng. Nhiều năm qua, chị Lê Thị Vinh (Thường Tín, Hà Nội) chưa từng từ chối bất kỳ yêu cầu nào đề nghị đi hiến máu của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.
Năm 2017, kết thúc những năm tháng công tác tại các huyện đảo xa xôi ở Trường Sa bảo vệ Tổ quốc, ông Trần Văn Toan (Mê Linh, Hà Nội), hằng tháng đều chở vợ mình từ Mê Linh, vượt quãng đường gần 20km xuống Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương để hiến máu. Ông bảo, con đường này chẳng thấm là gì so với con đường hành quân hàng trăm cây số trong thời gian quân ngũ của mình.
Tính đến hết tháng 10/2024, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận được 29.428 đơn vị tiểu cầu từ 8.372 người hiến, trung bình một người hiến 3,4 lần. Kết quả này thể hiện xu hướng gia tăng của số người hiến tiểu cầu và số lần hiến của một người trong năm.
Ngày 12/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, trao quà tặng 200 bệnh nhi đang điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, nhân dịp Tết Trung thu.
Trong 100 đại biểu được tôn vinh hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm nay, Nguyễn Văn Hiếu là kỷ lục gia về số lần hiến máu với 124 lần. Có nhiều tấm gương được tôn vinh dịp này đã có hơn 100 lần hiến máu tình nguyện.
Nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Quốc tế người hiến máu (14/6/2004-14/6/2024), chiều 14/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp mặt 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Với thông điệp “mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, sáng 17/4, Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức Ngày hội hiến máu “Sắc hồng hy vọng” tại khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội cơ sở Hòa Lạc.
Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương mở cửa đón tiếp người hiến máu tất cả các ngày trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và đã tiếp nhận 1.628 người hiến máu, hiến tiểu cầu.
"Chúng ta không cô đơn trên hành trình điều trị ung thư máu. Hãy coi chúng ta là học sinh giỏi và cuộc đời cho mình bài toán khó hơn để giải bài toán khó nhất này", chị Lê Thị Phượng Nhi kể về hành trình vực dậy từ vực sâu 3 năm trước khi phát hiện mình mắc bệnh ung thư máu.
Ngày 20/1, tại Hà Nội, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương (Bộ Y tế) tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày phát động phong trào hiến máu nhân đạo tại Việt Nam (24/1/1994- 24/1/2024).
Anh Phạm Văn Thuấn (quê ở Ứng Hòa, Hà Nội) đã trở thành “nhân chứng” cho sức sống mãnh liệt của con người trước căn bệnh ung thư máu tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương trong suốt 15 năm qua.
“Nếu người nổi tím mà không lên viện truyền tiểu cầu, sẽ lả đi lúc nào không biết”, “mỗi lần điều trị hóa chất, tiểu cầu tụt hết phải truyền tới 15-20 ngày”… là tâm sự đau đớn của không ít người bệnh về máu cần tiểu cầu. Thấu hiểu nỗi đau đó, những năm qua, cộng đồng hiến tiểu cầu đã luôn miệt mài hiến "giọt máu vàng", coi hiến tiểu cầu là “thói quen” giúp kéo dài sự sống cho nhiều người bệnh.
Với dân số 935.700 người, gồm 19 dân tộc, trong đó trên 87% là đồng bào dân tộc thiểu số, việc triển khai hoạt động dự phòng, phòng bệnh thalassemia tại tỉnh Hà Giang rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
25 tuổi, cô sinh viên năm cuối ngành thư viện Hoàng Thị Kiều vốn lạc quan, yêu đời thấy cuộc sống tối sầm trước mặt khi nhận kết quả mắc bệnh ung thư máu mạn tính. Những viễn cảnh tươi sáng, cứ thế dần như tuột khỏi tay. Đã có lúc chị nghĩ mình sẽ bỏ cuộc...
10 năm điều trị ung thư máu mạn tính nhắm đích, chấp nhận dừng thuốc một năm đối diện với nguy cơ bệnh biến chuyển sang thể ung thư máu cấp tính nhưng chị Lê Thị M. vẫn quyết tâm mang thai, hạ sinh đứa con đầu lòng kháu khỉnh. "Tôi không nghĩ ung thư còn có thể sinh con được", chị M. hạnh phúc chia sẻ.
Hai năm nay, anh Trần Minh Mến (Bình Thuận) nghỉ hẳn việc bảo vệ, túc trực ở Bệnh viện Khu vực phía nam Bình Thuận. Ai cần có máu, anh “điều động” thành viên câu lạc bộ. Bất kể ngày hay đêm, anh trở thành “tổng đài máu” của hàng vạn người bệnh nơi đây.