Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có hơn 480.000 người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 54,02% dân số toàn tỉnh. Tỉnh có 121 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó: 46 xã, 570 thôn đặc biệt khó khăn.
Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh được giao nguồn vốn thực hiện hơn 2.203 tỷ đồng. Việc thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, các dự án hỗ trợ đã góp phần nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đường giao thông nông thôn ở xã Minh Hương, huyện Hàm Yên được đầu tư giúp người dân đi lại thuận lợi. |
Minh Hương là xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Hàm Yên, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 93%.
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có hơn 480.000 người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 54,02% dân số toàn tỉnh. Tỉnh có 121 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó: 46 xã, 570 thôn đặc biệt khó khăn.
Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, vì vậy xã rất quan tâm, chú trọng thực hiện các chính sách, tận dụng các nguồn lực. Hiện nay xã đã có gần 600 hộ dân được hỗ trợ về nhà ở, đất ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán. Bên cạnh đó, xã được đầu tư xây dựng gần 20 đầu điểm công trình hạ tầng cơ sở.
Đồng chí Hoàng Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Hương cho biết, nhiều dự án hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất đã giúp cho bà con trên địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo.
Đến nay, đường xã được nhựa hóa, bê-tông hóa đạt 100%, đường liên thôn được cứng hóa đạt 90%; nhà văn hóa và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa thể thao của toàn xã đạt chuẩn; tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố 93%; thu nhập bình quân của xã đạt 42 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,9%.
Gia đình anh Phàng Đức Cảnh, thôn Bờ Hồ, xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương được hưởng những chính sách vay vốn phát triển chăn nuôi bò, vươn lên thoát nghèo. |
Ông Ma Văn Liên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hàm Yên cho biết, để thực hiện hiệu quả việc chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, địa phương chú trọng hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển giáo dục và đào tạo... Qua đó, từng bước đáp ứng nhu cầu của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhanh chóng cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Trong giai đoạn 2021-2025, từ nguồn vốn được giao, tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng 570 công trình hạ tầng phục vụ cho sản xuất, trao đổi hàng hóa, sinh hoạt của nhân dân. Trong đó, đầu tư 178 công trình đường giao thông, 27 công trình thủy lợi, 9 công trình trường, lớp học, 3 công trình điện nông thôn, 12 công trình nước sinh hoạt, 15 công trình cầu, 30 công trình phụ trợ, cải tạo, xây dựng mới 10 công trình chợ, 70 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng. Hỗ trợ vay vốn để tạo quỹ đất sản xuất và chuyển đổi nghề cho 249 hộ, với tổng số vốn hơn 40 tỷ đồng…
Tuyên Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới
Anh Phàng Đức Cảnh, thôn Bờ Hồ, xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương được hỗ trợ vay 50 triệu đồng từ nguồn vay tín dụng chính sách, để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 2 con bò giống.
Anh Cảnh cho biết, đến nay, đàn bò của gia đình đã nhân lên 5 con. Với phương pháp chăn nuôi khép kín, mỗi năm, thu nhập của gia đình anh từ bán bò giống, bò thịt cũng hơn 30 triệu đồng. Nhờ đó, đã tạo động lực để anh nỗ lực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Anh mong muốn tỉnh tiếp tục quan tâm cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được vay thêm vốn để mở rộng quy mô, phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Đồng bào dân tộc thiểu số xã Hồng Thái, huyện Na Hang phát triển kinh tế nhờ trồng, thu hái chè đặc sản. |
Theo Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, nhiều cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi được đầu tư xây dựng cơ bản, nhiều công trình giao thông, công trình nước sinh hoạt, công trình thủy lợi và một số công trình khác được xây dựng. Nhiều hộ được hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán…
Từ đó, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Để chính sách dân tộc tiếp tục đi vào cuộc sống, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục xác định ưu tiên tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án, từng bước thu hẹp khoảng cách vùng miền, nhân lên niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, tạo động lực để người dân đoàn kết, phấn đấu xây dựng bản, làng ấm no, hạnh phúc.
Hỗ trợ vốn tín dụng chính sách đòn bẩy cho người nghèo ở Tuyên Quang phát triển kinh tế
Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng hơn 2 lần so năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 4%/năm trở lên; 50% lao động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp nhu cầu, điều kiện và đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Hoàn thành nhựa hóa, bê-tông hóa 100% đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã; 100% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia; hơn 80% nhà văn hóa thôn, bản đạt chuẩn; 100% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế; 80% số thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thành lập câu lạc bộ bảo tồn tiếng nói, trang phục dân tộc và câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian của dân tộc mình.