Ngày 20/11, Ban Chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ tỉnh Tuyên Quang tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh năm 2024 tại Công ty Cổ phần - Tổng Công ty May Tuyên Quang LGG.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) vừa phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang trao chứng nhận cấp mã số vùng trồng rừng nguyên liệu cho Công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn. Đây là diện tích rừng trồng đầu tiên trên cả nước được cấp mã số nhằm minh bạch hóa sản phẩm lâm sản phục vụ xuất khẩu.
Ngày 19/11, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Tham dự hội nghị có hơn 200 đại biểu đại diện các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh và đại biểu trong lực lượng công an trong tỉnh.
Xác định đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu “Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các bậc học; nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn; nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo, trẻ học mầm non ngoài công lập và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ”.
Đã hơn hai tháng trôi qua sau sự cố vỡ đập hồ chứa bùn thải quặng đuôi tại mỏ chì, kẽm Chợ Điền, xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), nhưng việc thu gom lượng bùn thải tràn ra môi trường vẫn chưa hoàn thành. Người dân ở các xã Bản Thi, Yên Thịnh (huyện Chợ Đồn) và Bình Phú, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đang thấp thỏm lo âu vì nguy cơ ô nhiễm môi trường. Tính đến ngày 18/11, ngành chức năng vẫn chưa công bố kết quả xác định mức độ ô nhiễm tại các khu vực này.
Ngày 18/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ khánh thành Dự án xây dựng Trường THPT chuyên Tuyên Quang và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).
Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có 70 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, 14 xã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, một xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tiêu chí bình quân xã xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh đạt 16,12 tiêu chí/xã. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2024 có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân, trọng tâm là ở các huyện nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, khu vực nông thôn, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025. Qua 3 năm triển khai thực hiện, đời sống của người dân ở những vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi thay.
Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 do tỉnh Tuyên Quang quản lý hơn 6,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn giao năm 2024 hơn 5,8 nghìn tỷ đồng, còn lại là vốn từ năm trước chuyển tiếp sang năm nay. Nguồn vốn này được tỉnh và các địa phương bố trí để xây dựng các công trình chuyển tiếp và khởi công mới thuộc lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, y tế, môi trường… và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Đến hết tháng 10, toàn tỉnh giải ngân đạt khoảng 45%, chậm so với kế hoạch đề ra.
Sáng 10/11, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Tuyên Quang tổ chức giải chạy Marathon “Tuyên Quang-Nơi vẻ đẹp hội tụ” năm 2024. Tham gia giải có gần 1.500 vận động viên, tranh tài ở nội dung cá nhân nam và cá nhân nữ với 3 cự ly gồm: 5km, 10km, 21km.
Chiều 8/11, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với thanh niên với chủ đề “Thanh niên chung tay xây dựng văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững”.
Những năm trở lại đây, việc tăng cường, thúc đẩy liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp đang tiếp tục được ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng nhằm phát huy giá trị nông sản, thay đổi tư duy của người nông dân, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.
Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều cơ quan, đơn vị có cách làm hay, sáng tạo, giúp cán bộ và nhân dân nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương, hạn chế các vụ việc khiếu kiện, khiếu nại trái quy định của pháp luật.
Tỉnh Tuyên Quang có hơn 440 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó, hơn 46 nghìn ha đất rừng đặc dụng, gần 121 nghìn ha đất rừng phòng hộ, hơn 272 nghìn ha đất rừng sản xuất và hơn 13 nghìn ha diện tích rừng tre, nứa.
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 486 hộ dân đã bị mất nhà ở hoặc đang sinh sống tại khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất không thể quay lại nơi ở cũ, cần phải di chuyển khẩn cấp đến nơi an toàn. Tỉnh xây dựng 7 dự án ổn định dân cư, tổng vốn dự kiến hơn 97 tỷ đồng, thực hiện trong 2 năm 2024-2025; mục tiêu giao đất chậm nhất 31/12/2024 để nhân dân dựng nhà ổn định cuộc sống trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số. Hệ quả sẽ khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự tiến bộ xã hội và sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững của vùng dân tộc thiểu số. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng xa tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp.
Tuyên Quang một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về độ che phủ của rừng với tỷ lệ hơn 65%. Phát huy thế mạnh địa phương, tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách, cơ chế phù hợp để sớm hoàn thành mục tiêu trở thành tỉnh điển hình về phát triển kinh tế lâm nghiệp của cả nước. Trong đó, chủ trương phát triển rừng gỗ lớn là một trong những giải pháp để tỉnh Tuyên Quang thực hiện mục tiêu trên, đồng thời giúp người dân nâng cao thu nhập từ trồng rừng.
Ngày 31/10, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội thảo tăng cường hạ tầng số và đổi mới sáng tạo, ứng dụng số để phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
10 tháng năm 2024, tỉnh Tuyên Quang có 24.705 lao động được tạo việc làm, trong đó: lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh là 15.655 người; lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố khác 7.955 người; lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng 1.095 người, đạt 109,6% kế hoạch và cao hơn 15,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Chiều 29/10, Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND, ngày 21/5/2024 về thực hiện Quyết định 208/QĐ-TTg ngày 29/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.
Chiều 25/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B tổ chức Lễ xuất khẩu sản phẩm Bưởi Soi Hà, huyện Yên Sơn sang thị trường Vương Quốc Anh.
Tỉnh Tuyên Quang hiện có hơn 1.100 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Với khả năng “nói dân tin, làm dân theo”, người có uy tín luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp tin tưởng bởi sức ảnh hưởng lớn trong công tác vận động đồng bào thực hiện theo đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Những tấm gương người có uy tín được cộng đồng đánh giá cao và trân trọng ghi nhận, xứng đáng với niềm tin của Đảng, chính quyền và người dân.
Tỉnh Tuyên Quang đang phấn đấu trở thành vùng vệ tinh của chuỗi liên kết sản xuất điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô-tô; phát triển công nghiệp chế tạo công nghệ cao. Nhằm thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã phát triển công nghiệp theo hướng tập trung, phù hợp lợi thế của từng vùng.
Đến tháng 8/2024, Đảng bộ huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã kết nạp được 985 đảng viên, đạt 98,5% kế hoạch cả nhiệm kỳ. Đây là “dấu ấn” của Đảng bộ huyện sau nhiều năm không hoàn thành chỉ tiêu phát triển Đảng. Một trong những giải pháp quan trọng để hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra, đó là công tác phát triển đảng gắn với thực hiện giao việc đột phá, đổi mới của cấp ủy, lãnh đạo chủ chốt cấp ủy các địa phương.
Ngày 21/10, trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, cô giáo Cao Thị Hồng Thúy, Hiệu trưởng trường tiểu học Minh Cầm, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cho biết, nhà trường đã cùng với phụ huynh của 8 em học sinh thuộc phân hiệu Đồng Hưng, thôn Hưng Quốc đưa đầy đủ các em đến trường trung tâm để tham gia học tập.