Các cô gái Ba Na, tỉnh Gia Lai duyên dáng trong từng điệu nhảy, câu hát. (Ảnh Kiến Quốc)

Phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trong thúc đẩy bình đẳng giới

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số luôn được Ðảng, Nhà nước và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp quan tâm đặc biệt. Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong duy trì, quảng bá, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa các cộng đồng dân tộc thiểu số đã góp phần hình thành tư tưởng, tình cảm, đời sống tinh thần của phụ nữ và đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương và đất nước.

“Cần câu” và “con cá”

Đảng và Nhà nước luôn khẳng định và ghi nhận sâu sắc về cống hiến, hy sinh của nhân dân các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Lịch sử dân tộc có một phần tô thắm từ “sông máu, núi xương” của đồng bào đã đổ xuống giữa núi rừng phía tây Tổ quốc trong những năm tháng đánh thực dân Pháp, đuổi đế quốc Mỹ. Không ai có thể quên già trẻ, gái trai các tộc người Ê Đê, Ba Na, Cơ Ho, Mạ, Xtiêng… nhất tề cùng đất nước đứng lên. Trong giai đoạn cách mạng mới, Tây Nguyên vẫn là một phần phên dậu che chắn giang sơn.
Một lớp học phổ thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng.

Sóc Trăng tăng cường xóa mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 15/4, Tỉnh ủy Sóc Trăng có Thông báo Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nội dung, mức hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030.
Quang cảnh hội nghị.

Xóa mù chữ cho đồng bào vùng miền núi, dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa

Ngày 2/4, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy mới ban hành đến 47.593 cán bộ, đảng viên qua gần 800 điểm cầu trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Toàn cảnh Hội thảo Khoa học do Tỉnh ủy Lạng Sơn phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.

Lạng Sơn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở

Sáng 19/3, Tỉnh ủy Lạng Sơn phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị, xã hội, các lực lượng tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố, trong điều kiện miền núi, biên giới, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn”.
Chị Vàng Thị Cầu giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã Lanh Trắng.

Tạo việc làm góp phần bảo đảm quyền của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Hà Giang

Phát triển từ nghề dệt truyền thống của đồng bào H'Mông, Hợp tác xã Lanh Trắng xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) từng bước trở thành một mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại địa phương, giúp xóa đói, giảm nghèo và góp phần nâng cao vai trò và bảo đảm quyền của phụ nữ dân tộc thiểu số.
Học sinh của Trường cao đẳng Luật Miền Bắc được nuôi, dạy chu đáo.

Đào tạo cán bộ pháp luật cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), trong những năm qua, cán bộ và giáo viên Trường cao đẳng Luật Miền Bắc (Bộ Tư pháp) đã tận tụy nuôi, dạy hàng nghìn con em đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, góp phần tạo nguồn cán bộ tư pháp cho cơ sở, doanh nghiệp.
Một giờ học ở lớp xóa mù chữ tại điểm trường Sáo Sào, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn). Ảnh: Tuấn Sơn

Công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc Bắc Bộ với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số. Từ những mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, nhằm tạo thế phát triển, phát huy nội lực đồng bào vùng dân tộc thiểu số, tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới phương thức, tác phong công tác, phát huy vai trò công tác dân vận góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Nghệ nhân xã Ia Pết (huyện Đắk Đoa) trình diễn kỹ thuật đan lát tại Ngày hội sắc màu văn hóa Gia Lai.

Nghề đan lát của người Jrai

Từ bao đời nay, nghề đan lát tạo nên những vật dụng rất gần gũi, gắn bó và không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nghề đan lát truyền thống vừa lưu giữ nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số trên miền đất đại ngàn.
Đại tá Phan Văn Hóa, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên tham gia gói bánh chưng cùng nhân dân xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà (Điện Biên). (Ảnh LÊ LAN)

Nhiều hoạt động thiết thực giúp đồng bào dân tộc thiểu số

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tại các tỉnh miền núi phía bắc, các cấp chính quyền, đoàn thể cùng các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả chăm lo cả về vật chất và tinh thần cho các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, để bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết.
Nghề làm đồ gốm thủ công của đồng bào M’nông ở xã Yang Tao, huyện Lắk được bảo tồn gắn với phát triển du lịch.

Đắk Lắk bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025.
Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 8. (Ảnh: DUY LINH)

Phân cấp cụ thể để tạo thuận lợi cho các địa phương triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

Đánh giá cao việc Chính phủ đề xuất các cơ cơ chế, chính sách đặc thù vượt thẩm quyền nhằm đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia, các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần làm rõ thêm một số nội dung trong dự thảo nghị quyết về các cơ chế này, đặc biệt liên quan phân cấp để tạo thuận lợi hơn nữa cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
Nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. (Ảnh minh họa: baodantoc.vn)

Đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia góp phần tạo niềm tin trong nhân dân

Việc thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia góp phần khẳng định chất lượng thực hiện các chương trình này đối với những đối tượng yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, miền núi, từ đó tạo được niềm tin trong nhân dân.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Khẩn trương phối hợp xây dựng dự thảo Nghị quyết về danh mục thành phần, tên gọi các dân tộc Việt Nam

Chiều 14/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của Hội đồng Dân tộc. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm chủ trì phiên họp.
Khoảnh khắc đóng điện cho thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. (Ảnh CÔNG HẢI)

Điện về thắp sáng Pa Cheo

Ðúng vào thời điểm chuyển giao giữa năm 2023 và năm 2024, người dân trên đỉnh núi thuộc thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát đã được đón nhận niềm vui lớn khi có điện lưới quốc gia. Ðiện về không chỉ góp phần xóa tình trạng “trắng điện” cho những bản làng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn mà còn là bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh chính trị và xây dựng nông thôn mới ở vùng cao tỉnh Lào Cai…
Bộ đội biên phòng cấp phát thuốc chữa bệnh cho đồng bào dân tộc ở xã A Mú Sung.

Tết về sớm ở A Mú Sung

Ngày 10/1, tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát (Lào Cai), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phối hợp Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Bát Xát tổ chức chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”…