Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 1/7/2024 là 500.000 đồng/tháng, với tỷ lệ tăng gần 39%. Dự kiến, nguồn kinh phí thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2024 tăng thêm hơn 4.700 tỷ đồng để trợ cấp xã hội cho khoảng 3,3 triệu người.
Mức chuẩn trợ giúp xã hội được đề xuất tăng lên 500.000 đồng/tháng, tương đương mức tăng 38,9%. Ước tính, nguồn kinh phí thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2024 tăng thêm hơn 4.7 00 tỷ để trợ cấp xã hội cho hơn 3,3 triệu đối tượng bảo trợ xã hội và 349.000 đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Tới nay, có 21 địa phương đã kết nối, đồng bộ dữ liệu 2 chiều kết nối Cổng dịch vụ công Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh với Hệ thống đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến và rà soát, cập nhật Cơ sở dữ liệu về trợ giúp xã hội.
Ngày 13/10, tại Hà Nội, Đoàn Công tác nhóm 3 - Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam, làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ cấu mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội của cả nước đến năm 2030 đạt tối thiểu 725 cơ sở gồm cả công lập và ngoài công lập. Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội theo hướng tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội hiện đại, bền vững.
Để ứng phó với thiên tai, các tỉnh, thành phố cần chủ động phương án trợ giúp xã hội; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân.
Với việc thực hiện đồng bộ các chính sách bảo trợ xã hội, người dân và nhóm đối tượng này có cơ hội tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế và các dịch vụ xã hội. Qua đó, số lượng đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội ngày càng tăng. Đến nay, mức độ bao phủ của chính sách bảo trợ xã hội đã tăng lên.
Việc phát hiện sớm trẻ tự kỷ có vai trò quan trọng đối với sự thay đổi, tiến bộ và khả năng hòa nhập cộng đồng sau này. Để phát hiện sớm cho trẻ tự kỷ, cần tăng cường truyền thông nhận thức đúng về tự kỷ trong cộng đồng.
Đến nay, có 45 cơ sở bảo trợ xã hội có chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Công suất tiếp nhận, chăm sóc và phục hồi chức năng cho 13.000 đối tượng tại cơ sở.
Dù nhu cầu của xã hội với nghề công tác xã hội rất lớn nhưng thực tế cho thấy, việc tuyển sinh tại nhiều trường và đào tạo người làm việc trong lĩnh vực này chưa cao. Một trong những nguyên nhân là các chính sách pháp luật chưa sâu sát nhu cầu của thị trường và người học.
Số người hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên như các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, người nghèo… ở nước ta đã đạt 3,509 triệu người, chiếm tỷ lệ 3,5% dân số.
Thực tế hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Dự thảo Nghị định về công tác xã hội đã được xây dựng và lấy ý kiến. Sắp tới, khi Nghị định được ban hành, kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp ở nước ta.
Thời gian tới, cần có các giải pháp và kế hoạch phù hợp để tăng cường vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hệ thống tư pháp, đặc biệt là tư pháp với người chưa thành niên. Đây là những nội dung nên triển khai trong Kế hoạch thực hiện Đề án quốc gia về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2021-2030.
Trên toàn quốc hiện có 425 cơ sở liên quan đến cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Con số này mới đáp ứng nhu cầu trợ giúp xã hội cho khoảng 30% đối tượng.
Trên toàn quốc hiện có 425 cơ sở trợ giúp xã hội. Con số này đạt khoảng 92% so với quy hoạch, nhưng quy mô phục vụ đã vượt ngưỡng so với mục tiêu quy hoạch.
Ngày 25/3 năm nay ghi dấu mốc kỷ niệm lần thứ sáu của Ngày Công tác xã hội Việt Nam. Đây là dịp ghi nhận sự đóng góp quan trọng của những người làm công tác xã hội cả nước, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thời gian vừa qua.
Nghị định số 130/2021 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 quy định, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.
Vào giai đoạn 2016-2020, khoảng 18.000 tỷ đồng được dành thực hiện chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có nhiều nạn nhân bom mìn, chất độc hóa học.