Khu đất Hãng Dầu cũ, một trong những vị trí đắc địa nhất ở đô thị Biên Hòa.

Dùng đất “vàng” ở Biên Hòa để xây dựng khu tái định cư

Chưa bao giờ thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) lại cùng lúc thực hiện nhiều dự án trọng điểm về hạ tầng như thời điểm hiện tại. Quá trình triển khai các dự án, địa phương phải thực hiện thu hồi diện tích đất rất lớn của người dân. Vì vậy, nhu cầu đất tái định cư rất lớn. Để tháo gỡ khó khăn về tái định cư cho người dân, ngành chức năng đề nghị chuyển đổi các khu đất “vàng” để xây dựng khu tái định cư.
Gói thầu J1 – cầu Bình Khánh tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những gói thầu quan trọng nhất của dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành. Sau khi tái khởi động từ tháng 8/2023, liên danh nhà thầu đang nỗ lực thi công ngày đêm để bảo đảm tiến độ.

[Ảnh] Cao tốc Bến Lức-Long Thành chạy nước rút ngay sau khởi động lại

Sau gần 4 năm tạm ngừng thi công do gặp vướng mắc, Dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành đã được Chính phủ tháo gỡ khó khăn, giúp chủ đầu tư cùng các nhà thầu tăng tốc trở lại từ tháng 8/2023 đến nay, đặt mục tiêu hoàn thành nhiều hạng mục vào cuối năm 2024, phấn đấu thông xe tuyến đường vào tháng 9/2025 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
[Ảnh] Người "gieo chữ" nơi làng bè

[Ảnh] Người "gieo chữ" nơi làng bè

Từ năm 2017, ở xóm vạn chài tổ nhân dân số 13, ấp 5, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai nằm giữa lòng hồ Trị An có một chiếc bè rất đặc biệt. Đó không phải là nơi sinh sống của hộ dân nào đang sống trong xóm mà là lớp học tình thương do đại đức Thích Chơn Nguyên lập ra, “trường học” của trẻ em nghèo không có điều kiện được đi học sống cùng gia đình ở đây.
Cầu Vàm Cái Sứt bắc qua sông Buông trên Hương lộ 2, xã Long Hưng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai gần hoàn thành nhưng không có đường đi.

[Ảnh] Đồng Nai: Cầu Vàm Cái Sứt hoàn thành nhưng không có đường kết nối

Cầu Vàm Cái Sứt bắc qua sông Buông là công trình trọng điểm của tỉnh Đồng Nai được khởi công vào tháng 10/2020, đến nay, cầu đã cơ bản hoàn thành phần chính. Thế nhưng, không có đường đi do phía đầu cầu huyện Long Thành kết nối với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây chưa triển khai. Tuyến đường kết nối dài gần 6km này cũng chưa biết bao giờ mới được đầu tư xây dựng, vì hiện chưa thống nhất phương án thực hiện đầu tư công hay tư.
Các cặp đôi tham gia chương trình là cán bộ, công nhân viên, giáo viên, bộ đội xuất ngũ, thanh niên công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.

[Ảnh] 82 cặp đôi cùng lên xe hoa trong ngày 20/10

Trong suốt 16 năm với 14 lần tổ chức, chương trình “Lễ cưới tập thể” do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thực hiện đã thể hiện ý nghĩa nhân văn và góp phần tôn vinh nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, cổ vũ việc tổ chức cưới hỏi văn minh, tiết kiệm và thể hiện tinh thần tương thân, tương ái.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân ngày 11/10, khu vực trên đường Nguyễn Trãi (quận 5) có chiều dài gần 2km bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Cừ đến giao lộ Trần Phú-Nguyễn Duy Dương, vỉa hè 2 bên thường xuyên bị các tiểu thương trưng dụng làm mặt bằng kinh doanh.

[Ảnh] TP. Hồ Chí Minh: Tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng, lề đường

Một số tuyến đường ở Thành phố Hồ Chí Minh bị chiếm dụng vỉa hè, lòng lề đường để kinh doanh lâu nay. Điều đáng nói, tình trạng trên vẫn tái diễn sau khi chính quyền địa phương các quận, huyện tổ chức nhiều hình thức nhắc nhở, tuyên truyền về mức phạt, xử lý vi phạm...
Chôm chôm là một trong những loại trái cây đặc trưng của tỉnh Đồng Nai và vùng đất Long Khánh. Hiện nay, tại các nhà vườn, nông dân đang hối hả thu hoạch.

[Ảnh] Mùa trái cây chín ở Long Khánh

Thành phố Long Khánh được xem là thủ phủ trái cây của tỉnh Đồng Nai và vùng Đông Nam Bộ, với nhiều loại ngon nức tiếng mà ít nơi nào có được. Thời điểm này, các loại trái cây như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt đang vào mùa chín rộ, nông dân hối hả thu hoạch, tăng cao lượng du khách đến các vườn để tự tay hái quả, nếm vị ngọt của trái cây.
Tuyến cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây có tổng mức đầu tư là 12.577,5 tỷ đồng; chiều dài tuyến khoảng 99km đi qua địa bàn hai tỉnh Bình Thuận 47,5km và Đồng Nai 51,5km.

[Ảnh] Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây trước giờ thông xe

Sau 3 năm thi công, theo kế hoạch, sáng 29/4, tuyến đường cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây sẽ chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng đúng vào dịp kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Dự kiến, lãnh đạo Chính phủ và các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương sẽ tham dự sự kiện quan trọng này.
back to top