13 toa tàu được phân chia rõ ràng thành từng loại, tương ứng với mục đích, từ đó phục vụ đa dạng nhu cầu của du khách, bao gồm sáu toa giường nằm, mỗi khoang có bốn giường; năm toa ghế ngồi nệm mềm; một toa xe hàng cơm/nhà ăn và một toa xe công vụ phát điện.
Đầu tiên có thể kể tới đó là toàn bộ chuyến tàu được phủ sóng wifi để du khách có thể dễ dàng kết nối và sử dụng cho các thiết bị điện tử phục vụ cho nhu cầu cá nhân trong quá trình di chuyển. Thứ 2 đó là hệ thống điều hòa trên các toa tàu, ngoài việc được trang bị đầy đủ, theo đơn vị đầu tư, hệ thống này có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ theo nhu cầu của từng buồng ngủ. Điều này khác xa với các chuyến tàu khác, hay các toa xe giường nằm, thậm chí là máy bay, khi nhiệt độ điều hòa, máy lạnh được cài đặt chung cho toàn bộ đoàn tàu, chuyến xe. Bên cạnh đó, tại mỗi giường ngủ đều có màn hình ti-vi riêng biệt. Còn ở khu toa ghế ngồi, cũng sẽ có ti-vi được trang bị ở lối đi để du khách trải nghiệm.
Tàu SNT6/SNT3 chạy tuyến Sài Gòn - Nha Trang. |
Điều đặc biệt thứ 3 trên chuyến tàu hạng sang mới toanh này đó là những chiếc ghế ngồi nệm mềm. Đây là những ghế có thể xoay 180 độ. Hành khách từ đó có thể tùy ý điều chỉnh hướng phù hợp. Điều này được cho là hết sức tinh tế, tiện lợi, đặc biệt là với những người bị say xe.
Lưng các ghế ngồi cũng đều được tích hợp chiếc bàn nhỏ, có thể lật lên và túi lưới để người sử dụng đựng sách báo. Còn có các ổ cắm điện USB ngay bên dưới ghế, tạo sự thuận tiện cho mọi du khách.
Cuối cùng, thứ được đông đảo du khách quan tâm không kém trên chuyến tàu này chính là nhà vệ sinh cũng được thiết kế rất hiện đại. Ở khu vực rửa mặt là vòi nước cảm ứng, hoạt động y hệt thiết bị trên máy bay. Tức là theo nguyên lý hút chân không, vừa mang lại hiệu quả tiết kiệm nước lại vẫn bảo đảm được sự sạch sẽ.
Các phòng ngủ được trang bị wifi và màn hình để giải trí. |
Không chỉ dừng lại ở đó, ngành đường sắt luôn khảo sát và tham vấn ý kiến khách hàng để không ngừng nâng cao các dịch vụ để làm hài lòng khách đi tàu. Hy vọng, mỗi chuyến đi sẽ là một trải nghiệm thú vị đối với mỗi hành khách.
Để có được đoàn tàu sang trọng bậc nhất tại Việt Nam như hiện nay, chủ đầu tư, doanh nhân Nguyễn Thị Bích Liên, Tổng Giám đốc công ty TNHH phát triển thiết bị đường sắt (Việt Nam) Tập đoàn Jinxin đã phải mất gần 8 năm để hoàn thành dự án. Chỉ tính riêng phần khảo sát thiết kế, giao lưu kỹ thuật với các đơn vị cơ khí của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và xin ý kiến của Cục Đăng kiểm đã mất gần 2 năm. Mục tiêu đặt ra cho thiết kế là, đổi mới, hiện đại, sang trọng và tiện dụng, nhưng phải theo đúng tiêu chuẩn đường sắt Việt Nam. Có những thiết bị công nghệ mới, tiên tiến lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, công ty đã phải mời các chuyên gia cao cấp của đường sắt Trung Quốc đến Việt Nam để hướng dẫn trao đổi, cũng như chuyển giao công nghệ. Đến nay các kỹ sư của công ty và đối tác đã thao tác, sử dụng thuần thục thiết bị. Ngoài những khó khăn về công nghệ, kỹ thuật do quá trình phát triển, dự án mới còn vướng những quy định không còn phù hợp với thực tiễn, công ty đã phối hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đóng góp ý kiến, đề nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung, quy chuẩn và thông tư liên quan trực tiếp tới quá trình vận hành đoàn tàu.
Nội thất phòng ăn phục vụ khách đi tàu. (Ảnh: THẾ ANH) |
Lần đầu tiên trong ngành đường sắt có một sản phẩm đầy đủ tỷ lệ nội địa hóa chiếm tới 35%. Qua việc triển khai dự án đã tạo ra hàng trăm việc làm cho 2 nhà máy cơ khí lớn nhất Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát. Nhưng nỗ lực của nữ doanh nhân đã được các bộ, ban, ngành và Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao tại hội nghị Tổng Giám đốc Asian lần thứ 42 tại Đà Nẵng.
Đoàn tàu SNT6/SNT3 chạy khai thác trên đường sắt Việt Nam chính là sự thành công theo mô hình hợp tác công tư. Qua đó, đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành đường sắt và định hướng của Chính phủ!