Tối 15/4, Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ khai mạc “Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ kết hợp Hội chợ Xúc tiến thương mại, sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền tỉnh Vĩnh Long năm 2025”. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần lễ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long năm 2025.
Sau năm ngày diễn ra sôi nổi, tối 8/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 đã chính thức bế mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ do thành phố Cần Thơ tổ chức có nhiều điểm nhấn độc đáo, cho thấy sự hấp dẫn của văn hóa ẩm thực truyền thống, đồng thời kết nối cộng đồng và thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Nam Bộ, với sự đa dạng về dân tộc như: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm,... là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa. Mỗi cộng đồng đều bảo tồn và phát huy bản sắc ẩm thực riêng, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng cho nền ẩm thực Nam Bộ; trong đó, bánh dân gian là một phần không thể thiếu, mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất này.
Lần đầu tiên, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) tổ chức Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ kết hợp hội chợ xúc tiến du lịch, thương mại, sản phẩm OCOP. Hơn 200 đơn vị đến từ các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long, các huyện trong tỉnh Bạc Liêu tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, vui tươi và hào hứng...
Với nhiều thế hệ người dân Nam Bộ nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng, các món bánh dân gian không chỉ phục vụ nhu cầu của cuộc sống mà còn trở thành một nét văn hóa độc đáo. Từ nguồn nông sản phong phú và sự khéo léo, những cư dân miền sông nước đã sáng tạo nên hàng trăm loại bánh hấp dẫn. Và mỗi dịp đầu xuân năm mới, bánh tét chính là món ngon phổ biến nhất.
Gần một tuần diễn ra các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, trò chơi dân gian và các sự kiện song hành như Hội chợ OCOP; lễ hội bánh, ẩm thực; trải nghiệm in mộc bản…, Lễ hội chùa Keo mùa Thu đang thật sự trở thành điểm đến trong hành trình di sản không thể bỏ qua khi về với quê lúa Thái Bình dịp này.
Tỉnh An Giang có nhiều nghệ nhân làm bánh dân gian mang nét độc đáo riêng, trong đó có bánh kà tum. Đây là món bánh đặc sản nổi tiếng của đồng bào Khmer, thường được làm trong các ngày lễ hội, tết cổ truyền như Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sen Dolta, lễ hội Óoc Om Bóc…
Ngày 5/7, tại Quảng trường Hòa Bình, Phường V, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang diễn ra Hội thi bánh dân gian tỉnh Hậu Giang lần thứ 4 - năm 2024. Đây là sự kiện trong khuôn khổ chuỗi hoạt động giải Mekong Delta Marathon tỉnh Hậu Giang năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 6-7/7.
Nằm trong Chương trình sự kiện “Cà Mau – điểm đến 2024”, Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 4 tổ chức tại Cà Mau kéo dài từ ngày 26/4 đến 5/5, tại Quảng trường Phan Ngọc Hiển, thành phố Cà Mau.
Từ ngày 17-21/4, tại Quảng trường quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ diễn ra Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 11-năm 2024. Ðây là sự kiện thường niên của thành phố, qua 11 năm tổ chức đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực dân gian của vùng đất Nam Bộ.
Hội Xuân năm nay thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) tái hiện nếp sinh hoạt đón Tết cổ truyền như: Gói bánh tét, làm bánh dân gian, trang trí bàn thờ Tổ quốc kết hợp mâm ngũ quả; thi vẽ tranh...., góp phần tạo thêm sinh khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trong tỉnh.
Dưới đôi bàn tay khéo léo của cô gái trẻ Nguyễn Thị Thùy Dương (28 tuổi), những chiếc bánh Trung thu được “cách tân”, mang những nét đặc trưng của văn hóa dân gian đẹp như những tác phẩm điêu khắc tinh xảo.
Ba năm trở lại đây (2021-2023), Cà Mau thường xuyên tổ chức Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ, quy tụ đông đảo khách thập phương. Họ đến ngày hội không chỉ để thưởng thức “đại tiệc” với vô vàn loại bánh mà nhiều người trong số đó còn muốn tìm lại ký ức tuổi ấu thơ, tưởng nhớ về nguồn cội thời khai hoang, mở đất...
Hàng chục loại bánh khác nhau của 28 đơn vị đến từ các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long và tại địa phương tham gia tranh tài tại Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 3 năm 2023 tổ chức tại tỉnh Cà Mau.
Sáng 14/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ họp báo giới thiệu các chương trình trong Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 10 năm 2023. Lễ hội dự kiến diễn ra tại quảng trường quận Bình Thủy từ ngày 28/4 đến 2/5.
Nhiều năm qua, hầu hết các trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên đều tổ chức “Tết sum vầy” để học sinh được tham gia các hoạt động gói bánh chưng, chuẩn bị mâm cơm tất niên và chung vui các trò chơi dân gian. “Tết sum vầy” giúp học sinh thêm hiểu ý nghĩa Tết cổ truyền dân tộc, gắn kết tình cảm thầy cô với học trò và sự sẻ chia giữa trò với trò...
Nhằm mang đến những trải nghiệm văn hóa thú vị qua các hoạt động gắn với chủ đề Tết Trung thu, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình “Trung thu: Sức sống đồ chơi dân gian” với sự tham gia của các nghệ nhân dân gian. Chương trình sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/9 (tức ngày 8 và 9/8 âm lịch), đã được tổng duyệt vào chiều 28/8, với nhiều hoạt động lý thú và bổ ích như: làm đèn ông sao, đèn con thỏ, mặt nạ giấy bồi, diều rô...; thưởng thức và trải nghiệm những màn múa lân sư sôi động; làm thử bánh dẻo, giã cốm theo kỹ thuật dân gian… Thông qua chương trình, Bảo tàng mong muốn công chúng hiểu thêm về sức sống của các đồ chơi dân gian đến thế hệ trẻ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Trong 5 ngày diễn ra Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ II, Cà Mau thu hút hơn 55.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, mua sắm, trải nghiệm… với nhiều hoạt động khác nhau.
Mỗi ngày hàng chục nghìn người từ khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tấp nập đổ về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2022 tại TP Cần Thơ để thưởng thức hàng trăm loại bánh ngon, đủ màu sắc vô cùng hấp dẫn.
Hơn 30 gian hàng bánh dân gian tại Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2022, với đủ các sắc màu bánh dân gian thơm ngon sẽ phục vụ khách thập phương kể từ 8/4.
Tối 20-4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau, “Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ - Cà Mau 2021” với chủ đề “Sắc màu Đất Phương Nam” chính thức khai mạc. Đây là một trong những sự kiện lớn nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình “Cà Mau - Điểm đến năm 2021”…
Đầu năm đi làm lại. Tết đã hết, nhưng bữa trưa tại văn phòng vẫn thấy bánh chưng, giò chả, vẫn mứt dừa, mứt bí, hạt dưa tí tách còn sót lại. Ai nấy đều than ngán, ăn uống uể oải. Một chị đồng nghiệp thân bỗng rủ rê tôi “Đi uống nước dân gian “giải ngán” không?”. Nghe cái tên gọi thôi cũng đủ thấy bình dị gần gũi đầy cổ tích rồi, nhưng tôi vẫn tò mò hỏi lại: Là món gì vậy chị?
NDĐT - Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ là một trong những điểm nhấn của “Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao thực phẩm - nông sản sạch 2016” được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 6 đến 9-10. Tại đây, lần đầu tiên 100 loại bánh dân gian Nam Bộ được giới thiệu đến người tiêu dùng Hà Nội và miền bắc.
NDĐT - Sáng 18-12, tại Khu văn hóa Hồ Sen TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang tổ chức khai mạc Hội thi bánh dân gian lần 1 năm 2018. Hội thi thu hút 16 đội đến từ tám huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tham gia thi với gần 20 loại bánh dân gian.
Tại TP Cần Thơ vừa diễn ra lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 6 năm 2017 với chủ đề “Ngọt ngào hương vị phương Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND thành phố Cần Thơ chỉ đạo tổ chức.
Sáng 3-4 (tức 7-3 âm lịch) tại điện Kính Thiên trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, hai đoàn văn hóa dân gian có đội thi đoạt giải nhất cuộc thi gói nấu bánh chưng, giã bánh dày năm 2016 là TP Hà Nội và huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã thành kính dâng 18 cặp bánh chưng, bánh dày lên các vua Hùng.