Hiện tượng thời tiết cực đoan tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Á. Mới đây nhất, 6 người tại tỉnh Ishikawa của Nhật Bản đã tử vong sau trận mưa lớn chưa từng thấy. 10 người khác cũng được ghi nhận đang mất tích, trong khi công tác cứu hộ đang tiếp tục diễn ra.
Sáng 10/7, trận mưa lớn kỷ lục trong 200 năm đổ xuống các tỉnh Bắc Jeolla và Nam Chungcheong của Hàn Quốc, gây ngập lụt trên diện rộng. Theo Bộ Nội vụ Hàn Quốc, đã có 4 người chết trong các vụ liên quan mưa lớn và con số này dự kiến còn tăng.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học Nature Ecology & Evolution mới đây cho biết, tần suất và cường độ của các vụ cháy rừng thảm khốc đã tăng gấp hơn hai lần trên toàn thế giới trong 20 năm qua, chủ yếu do các hoạt động của con người khiến Trái đất nóng lên.
Những đợt nắng nóng nguy hiểm đang bao trùm nhiều thành phố ở các châu lục trên thế giới, dấy lên quan ngại về khả năng mùa hè năm nay sẽ ghi nhận những kỷ lục nhiệt độ mới. Đây là hệ quả của tình trạng biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cảnh báo, biến đổi khí hậu, mà biểu hiện là sự nóng lên toàn cầu, làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó nắng nóng xảy ra với tần suất nhiều hơn và khắc nghiệt hơn, với nền nhiệt tăng chưa từng thấy.
Vào khoảng 14 giờ 45 phút ngày 26/4, trên địa bàn xã Ea Kly, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk bất ngờ xuất hiện một trận mưa đá kéo dài hơn 30 phút, làm thiệt hại hàng trăm hecta lúa nước của người dân địa phương.
Cộng hòa Séc trải qua năm 2023 nóng nhất lịch sử, trong khi Phần Lan và Thụy Điển ghi nhận nhiệt độ thấp kỷ lục của mùa đông này khi nhiệt độ giảm xuống dưới -40 độ C.
Các nước nêu rõ nếu không triển khai các biện pháp ứng phó chủ động thì việc một số bệnh truyền nhiễm phổ biến tại các khu vực khác và có thể phòng ngừa, sẽ sớm "phủ sóng" toàn châu Âu.
Do ảnh hưởng của bão Haikui, nhiều địa phương thuộc vùng tam giác Châu Giang ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc đang hứng chịu thời tiết cực đoan, với những cơn mưa lớn và mưa cực lớn cục bộ.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), một mùa hè của những hiện tượng thời tiết cực đoan vẫn đang tiếp diễn, khi tháng 7 vừa qua đã thiết lập kỷ lục mới là tháng nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử, trong khi các dạng thời tiết có tác động cao được dự báo vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng trong tháng 8.
Trong 1 ngày, thời tiết cực đoan gây mưa to kèm dông lốc làm sập, tốc mái 347 nhà dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tổng thiệt hại ước tính ban đầu hơn 9 tỷ đồng.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, các hiện tượng thời tiết cực đoan, từ hạn hán đến lũ lụt quy mô lớn và các tác động khác của biến đổi khí hậu đang gia tăng ở châu Á, gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực cũng như hệ sinh thái của châu lục.
Nắng nóng gay gắt vẫn đang dai dẳng ở miền nam và tây nam, trong khi dông bão đã tràn tới miền trung và mưa lớn đe dọa sẽ gây thêm tình trạng ngập úng tại Bờ Đông của nước Mỹ.
Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã gọi thời tiết khắc nghiệt kéo dài là “trạng thái bình thường mới”. Một số nhà khoa học đã đưa ra quan điểm phản biện ý kiến này của người đứng đầu WMO.
Ngành nông nghiệp châu Âu đang lao đao trước các hình thái thời tiết cực đoan, từ khô hạn kéo dài cho đến mưa lũ, với sản lượng lương thực sụt giảm. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, các quốc gia châu Âu đang nỗ lực tìm giải pháp hỗ trợ nông dân bị ảnh hưởng bởi mùa màng thất thu.
Ngày 14/7, các đợt sóng nhiệt ảnh hưởng tới nhiều vùng trên cả nước, khiến giới chức Trung Quốc kích hoạt trở lại cảnh báo ở mức vàng, đồng thời khuyến cáo người dân hạn chế hoạt động ngoài trời vào buổi chiều. Nhiệt độ cao nhất ở một số vùng tại Tân Cương và Phúc Kiến có thể vượt 40 độ C.
Mưa lớn kéo dài ở bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Ðộ đã khiến ít nhất 34 người chết trong 24 giờ. Ngày 10/7, đài phát thanh All India Radio (AIR) đưa tin, 5 người ở huyện Raebareli và 4 người khác ở huyện Bareilly chết đuối, trong khi những nạn nhân khác thiệt mạng do bị sét đánh. Mưa lớn cũng xảy ra ở các địa phương Muzaffarnagar, Kannauj, Budaun, Ghazipur, Jalaun và Kanpur Dehat.
Mặc dù đã có những kiến thức về dự báo cùng khả năng mạnh mẽ của máy tính, nhưng với El Nino, chúng ta chỉ có thể quan sát và chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Nguyên nhân nào khiến hình thái thời tiết này lại khó dự đoán đến vậy?
Lần đầu tiên sau 7 năm, các điều kiện El Nino đã hình thành ở vùng nhiệt đới trung tâm và phía đông Thái Bình Dương, làm dấy lên lo ngại về sự xuất hiện các đợt nắng nóng kỷ lục và thời tiết khắc nghiệt trên khắp thế giới trong năm nay.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc ngày 4/7 cảnh báo, chính phủ của các quốc gia trên thế giới phải chuẩn bị ứng phó hiện tượng thời tiết cực đoan hơn và đợt nắng nóng kỷ lục khác trong những tháng tới.
Các quốc gia đang gấp rút chuẩn bị để ứng phó với thời tiết khắc nghiệt sẽ xảy ra vào cuối năm nay do tác động của El Nino, một hiện tượng khí hậu tự nhiên khiến các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương trở nên mạnh hơn và làm tăng nguy cơ mưa, lũ ở nhiều vùng thuộc châu Mỹ và một số khu vực khác.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho biết Bangladesh ghi nhận số ca tử vong do thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu cao nhất châu Á, với 520.758 ca liên quan 281 đợt thiên tai trong giai đoạn 1970-2021.
Nhiều quốc gia trên thế giới đang phải chống chọi với thời tiết nắng nóng như thiêu đốt, dù mùa hè mới chỉ vừa bắt đầu. Những đợt nắng nóng kỷ lục được dự báo sẽ xảy ra trong năm nay, trong bối cảnh tình trạng biến đổi khí hậu dẫn tới các hiện tượng thời tiết cực đoan nhiều hơn, tác động nghiêm trọng tới đời sống con người.
Ngày 7/9, châu Âu công bố vệ tinh đầu tiên trong chùm vệ tinh trị giá 4 tỷ euro được thiết kế để đưa ra cảnh báo sớm hơn về thời tiết cực đoan đang gây ra sự tàn phá trên toàn cầu.
Những đợt hạn hán tồi tệ hơn, các cơn bão và mưa cực đoan ở một số nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể gây thiệt hại 5,6 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2050.
Thời gian qua, các hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường và khắc nghiệt xảy ra ở các vùng miền Trung Quốc, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân và các hoạt động kinh tế-xã hội, khiến quốc gia này đang phải dồn sức ứng phó và khắc phục hậu quả của thiên tai.
Ngày 7/8, Pháp đã hứng chịu đợt sóng nhiệt thứ tư trong mùa hè năm nay khi mà trận hạn hán lịch sử ở quốc gia Tây Âu khiến các ngôi làng cạn kiệt dần nguồn nước uống, và người nông dân được cảnh báo về tình trạng thiếu sữa vào mùa đông tới.
Các cơ quan khí tượng của Pháp và Anh ngày 1/8 cho biết tháng 7 vừa qua là tháng khô hạn nhất trong lịch sử, làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nước, vốn đã buộc hai nước phải áp đặt các biện pháp hạn chế.
Tổng thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu gây ra trong 6 tháng đầu năm 2022 là khoảng 65 tỷ USD, gần một nửa trong số đó là thiệt hại đối với các tài sản không được bảo hiểm.