Chiều 13/10 Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tổ chức buổi họp mặt, biểu dương hơn 200 doanh nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Ngày 11/10, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo "Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh mới".
Với các thế hệ doanh nhân Việt Nam, dù ở giai đoạn nào, khát vọng làm giàu cho mình và cho đất nước luôn rực cháy, là động lực để vượt qua mọi khó khăn.
Khi đại dịch Covid-19 đã bắt đầu lắng dịu, có lẽ không ai chờ đợi việc nền kinh tế toàn cầu năm 2022 vẫn phải tiếp tục đối diện những chân trời đầy giông bão. Song, thực tế, những viễn cảnh tồi tệ nhất dường như cũng mới chỉ bắt đầu.
Trong lý thuyết kinh tế vi mô hiện đại, đất đai là một trong bốn yếu tố sản xuất cơ bản của doanh nghiệp. Tiếp cận đất đai dễ dàng là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa lạ với đời sống và kinh doanh, nhưng vẫn cần có chính sách “mồi” để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải… loay hoay ở mãi điểm xuất phát.
LTS - Trong chiến lược phát triển của các địa phương, thu hút đầu tư luôn là một trong những trọng tâm được bàn thảo rốt ráo. Từ góc độ của doanh nghiệp, khi quyết định mở mang sản xuất, kinh doanh ở một địa bàn, điều họ hướng đến không chỉ là lợi nhuận thu về. Để hướng đến sự phát triển bền vững, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên và quan trọng hơn, chính những nhà đầu tư có thể “đặt hàng” những điều kiện cơ chế, chính sách giúp địa phương thúc đẩy tăng trưởng.
Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cùng với cả nước, cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua từng bước phát triển, không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Thế giới đã bước qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang trong thời kỳ tiến hành cuộc cách mạng thứ tư. Các cuộc cách mạng công nghiệp này có ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia liên quan. Nước Anh, tâm điểm của cuộc cách mạng thứ nhất, từ một nước trung bình cả về diện tích lẫn dân số ở châu Âu, đã vươn mình trở thành cường quốc số một toàn cầu.
Sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm qua phản ánh rõ nét những thay đổi căn bản về chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô, coi doanh nghiệp, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của kinh tế quốc gia.
Công ty cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa (SANVINEST) vinh dự được bình chọn nằm trong Top 10 thương hiệu tín nhiệm châu Á (Asia-Asia Branding 2022). Bà Trịnh Thị Hồng Vân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SANVINEST, người được vinh danh Nhà lãnh đạo tiêu biểu Asia đã có cuộc trao đổi cùng chúng tôi về chiến lược nâng cao giá trị thương hiệu doanh nghiệp.
Dịch Covid-19 tạo nên những thay đổi sâu sắc trong nhận thức của chủ doanh nghiệp cũng như cách thức vận hành doanh nghiệp. Chỉ những tổ chức có chính sách chăm sóc tốt cho người lao động vượt qua đại dịch, mới không phải đối diện với chảy máu nguồn nhân lực ở thời điểm hiện nay. Còn những tổ chức chưa làm tốt công tác này, người lao động chọn ra đi nhiều vì cơ hội việc làm đang rộng mở cùng với sự hồi phục của nền kinh tế.
Người xưa từng đúc kết, dụng nhân như dụng mộc. Trải qua những năm tháng chịu tác động từ dịch Covid-19 rồi chuyển sang trạng thái bình thường mới, hơn lúc nào hết, người sử dụng lao động càng thấm thía về sự tinh tế, thấu cảm trong chọn lựa, sử dụng nguồn lực về con người.
Trước thực trạng biến đổi khí hậu gây ra những tác động cực đoan và không thể đảo ngược với con người và hệ sinh thái, chính phủ các nước phải thực hiện nhiều chính sách giảm phát thải CO2 để ngăn chặn đà nóng lên toàn cầu.
TP Cần Thơ định hướng tái cơ cấu đầu tư theo quy mô giảm dần tỷ trọng đầu tư công, tăng tỷ trọng vốn ngoài ngân sách trong tổng vốn đầu tư trên địa bàn; chú trọng hiệu quả đầu tư, tập trung vốn đầu tư công cho các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, mang tính dẫn dắt, thu hút được các nguồn lực ngoài nhà nước.
Nhằm sớm đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh khá trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, từ sau Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 16 (nhiệm kỳ 2020-2025) đến nay, Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan tâm việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư, quyết tâm tạo chuyển biến mới.