Sẵn sàng cho sự phát triển
Không phải ngẫu nhiên, các cuộc trao đổi nội bộ giữa các thành viên của Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam luôn là bài toán chuyển giao. Sau hơn 35 năm đổi mới, thế hệ doanh nhân mang dấu ấn kinh tế thị trường của Việt Nam đã bước qua giai đoạn sung sức nhất, bắt buộc phải tính đến kế hoạch chuyển giao.
Nhưng khác với nhiều năm trước, bài toán này không còn quá khó khi sự xuất hiện của thế hệ doanh nhân kế nghiệp ngày càng sắc nét.
“Chúng tôi tin thế hệ kế cận sẽ đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ bởi nền tảng kiến thức được đào tạo, xu thế phát triển của thị trường mà còn bởi sự đồng cảm, thấu hiểu về con đường lập nghiệp và phát triển của thế hệ doanh nghiệp đi trước”, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam lý giải.
“Chúng tôi tin thế hệ kế cận sẽ đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ bởi nền tảng kiến thức được đào tạo, xu thế phát triển của thị trường mà còn bởi sự đồng cảm, thấu hiểu về con đường lập nghiệp và phát triển của thế hệ doanh nghiệp đi trước”, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam.
Ngược trở lại tám năm về trước, khoảng 20 doanh nhân, từ bắc chí nam đã đề xuất thành lập Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam. Nguồn cơn chính từ nhu cầu chuẩn bị cho quá trình chuyển giao thế hệ trong các doanh nghiệp. Bởi nếu không có sự chuẩn bị sớm, thận trọng, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Cũng phải mất sáu năm sau, Trường đào tạo doanh nhân thế hệ F2 cũng được hình thành, do chính các doanh nhân F1 “đứng lớp” được khai trương.
“Bài toán chuyển giao trong doanh nghiệp đã không chỉ được chúng tôi lo tìm cách giải mà đã có sự chung vai của thế hệ F2. Hành trình chuyển giao vì vậy sẽ rõ ràng hơn nhiều”, ông Đoàn chia sẻ.
Thực tế, bài toán chuyển giao trong doanh nghiệp gia đình chưa bao giờ hết nóng, không chỉ ở doanh nghiệp Việt Nam và của các doanh nghiệp gia đình trên thế giới. Theo một kết quả nghiên cứu của Deloitte Private, “một vấn đề của doanh nghiệp sẽ biến thành vấn đề của gia đình sau 19 tháng, tuy nhiên, một vấn đề của gia đình chỉ sau 14 tháng sẽ biến thành vấn đề của doanh nghiệp”.
Chỉ có khác, các doanh nghiệp gia đình trên thế giới bàn chuyện chuyển giao thế hệ tới thế hệ F3, F4 và hơn thế. Còn doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển giao giữa thế hệ lập nghiệp, khởi nghiệp và thế hệ F2 - con cái của chủ các doanh nghiệp, vốn chưa có nhiều kinh nghiệm và cả trải nghiệm trong phần việc quan trọng này.
Thậm chí, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT từng nhận định, với lịch sử phát triển nhiều đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, việc ứng xử với các khối tài sản ngày càng lớn như thế nào trong mỗi gia đình không hề dễ. Với các doanh nghiệp gia đình, lời giải càng khó.
Nuôi dưỡng khát vọng
“Hàn Quốc, với dân số ít hơn chúng ta, đã mất không tới 60 năm để vươn lên vị trí thứ 10 thế giới. Dân số của chúng ta đứng hàng thứ 15 trên thế giới. Mục tiêu mà chúng ta cần nhắm tới là đưa nền kinh tế của chúng ta vươn đến vị trí này, hy vọng là ngay trong khi các bạn và tôi đều còn sống”, ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Tập đoàn U&I đã bắt đầu một cuộc nói chuyện với các doanh nhân trẻ, các doanh nhân kế nghiệp như vậy. Trong số này, có người con của ông, một thành viên khóa đầu tiên của Trường đào tạo F2.
Việt Nam đã có sáu doanh nhân lọt vào tốp “tỷ phú USD” toàn cầu năm 2021. Có 124 doanh nghiệp, với 283 sản phẩm là thương hiệu quốc gia, một số thương hiệu gây được tiếng vang và khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường khu vực và thế giới...
Năm 1993, khi phong trào doanh nghiệp trẻ Việt Nam chính thức bắt đầu, Việt Nam đứng thứ 67 trên thế giới về quy mô nền kinh tế. Hiện tại, vị trí của Việt Nam là 41. Các thế hệ doanh nhân các thời kỳ đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành tựu này, đưa được vị thế của Việt Nam lên hơn rất nhiều, dù khởi đầu phần lớn từ con số 0, từ khát vọng thoát nghèo.
Hiện nay, Việt Nam đã có gần 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và khoảng 5,1 triệu hộ kinh doanh (trong đó khoảng 1,6 triệu hộ có mã số thuế). Nếu chỉ tính các hộ kinh doanh có mã số thuế, đội ngũ doanh nhân cả nước đến nay đã có gần 4 triệu doanh nhân, còn nếu xét cả các hộ kinh doanh không có mã số thuế, chúng ta đã có hơn 7 triệu doanh nhân.
Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã mạnh dạn, tạo được đột phá trong sản xuất, kinh doanh với những dự án đầy tham vọng, vươn xa ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, đã xuất hiện một số tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp của tư nhân có quy mô, tiềm lực tài chính lớn và quản trị, công nghệ hiện đại, tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng như sản xuất ô-tô, hàng không, công nghệ thông tin, viễn thông, dịch vụ, bất động sản, nông nghiệp...
Chúng ta đã có sáu doanh nhân lọt vào tốp “tỷ phú USD” toàn cầu năm 2021. Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp, với 283 sản phẩm là thương hiệu quốc gia, một số thương hiệu gây được tiếng vang và khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường khu vực và thế giới...
“Khai triển tối đa năng lực của mình không phải chỉ để giàu có cho cá nhân mình mà là mang lại sự giàu có cho người dân Việt Nam. Làm được như vậy, mới có thể tự hào là người Việt”, ông Mai Hữu Tín khẳng định.
Nhưng, để đạt thứ hạng thứ 10 thế giới của nền kinh tế Việt Nam như ông Tín đang kỳ vọng hay mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành công nghiệp hóa và kết thúc giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa; đến năm 2045 cơ bản hoàn thành quá trình hiện đại hóa… đều sẽ cần nhiều hơn nữa sự cống hiến của cộng đồng doanh nhân. Bản thân ông Tín và nhiều doanh nhân tin rằng, ngọn lửa kinh doanh trong từng doanh nhân Việt Nam vẫn đang được từng cá nhân gìn giữ, thắp sáng và trao truyền cho các thế hệ kế cận.
“Khai triển tối đa năng lực của mình không phải chỉ để giàu có cho cá nhân mình mà là mang lại sự giàu có cho người dân Việt Nam. Làm được như vậy, mới có thể tự hào là người Việt”, ông Mai Hữu Tín khẳng định.
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nhân có nhiều điều kiện để thực hiện niềm tự hào ấy, từ không gian phát triển ngày càng rộng mở của đất nước cho đến xu hướng của thị trường thế giới với những cuộc cách mạng của khoa học-công nghệ… Cơ hội của những nền kinh tế đi sau có thể tăng tốc, đi cùng và vượt lên hiện hữu, vấn đề còn lại là đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam vun đắp đủ lý tưởng, khát khao và tiềm lực để biến những mục tiêu trở thành hiện thực.
● 中文: 经商之火永不止息
● English: The entrepreneurial fire never stops burning
● Español: Una pasión por el negocio que nunca acaba
● Русский Язык: Огонь бизнеса никогда не перестает гореть
● Français: Le feu des affaires ne cesse jamais de brûler