Xây dựng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân lớn mạnh

Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cùng với cả nước, cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua từng bước phát triển, không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
0:00 / 0:00
0:00
Khu đô thị hiện đại bên bờ sông Sài Gòn. Ảnh: THANH VŨ
Khu đô thị hiện đại bên bờ sông Sài Gòn. Ảnh: THANH VŨ

Doanh nghiệp phát huy vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, không chỉ đóng góp lớn vào tổng sản phẩm trên địa bàn, mà còn đóng góp vào việc giải quyết việc làm cho người lao động và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Bên cạnh việc tổ chức quán triệt Nghị quyết, Thành phố đã quan tâm chỉ đạo thực hiện cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, doanh nhân. Sau khi các quy định về đăng ký kinh doanh được ban hành và sửa đổi như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hợp tác xã, Thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp để tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, doanh nhân.

Với những nỗ lực của Thành phố trong việc ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, số doanh nghiệp thành lập mới tính trong chín tháng năm 2022 đạt 34.290 doanh nghiệp, cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới trong một năm của giai đoạn trước đây.

Kết quả theo thống kê đến cuối tháng 9 năm nay, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt hơn 500.000 doanh nghiệp với số vốn điều lệ gần 10.000.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp mới đã có bước phát triển đáng kể về số lượng, quy mô hoạt động. Tuy nhiên, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 trong hai năm 2020 và 2021 đã tác động nặng nề đến hầu hết các mặt của đời sống kinh tế-xã hội nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng.

Vượt qua tất cả, các chủ trương, chính sách, biện pháp được triển khai đúng đắn, kịp thời và thực hiện khẩn trương, quyết liệt của Thành phố đã tạo cơ sở, nền tảng quan trọng để doanh nghiệp Thành phố có những bước phục hồi mạnh mẽ trong thời điểm cuối năm 2021 và bước sang năm 2022. Với những nỗ lực của Thành phố trong việc ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, số doanh nghiệp thành lập mới tính trong chín tháng năm 2022 đạt 34.290 doanh nghiệp, cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới trong một năm của giai đoạn trước đây.

Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội Thành phố từ 62,6% bình quân giai đoạn 5 năm 2011-2015 đã tăng lên mức 71,2% trong giai đoạn 2016-2020, là một trong các khu vực đóng góp quan trọng cho ngân sách Thành phố. Tỷ lệ đóng góp vào thu nội địa trong giai đoạn 2011-2015 là 22,8% tăng lên 24,3% trong giai đoạn 2016-2020, và đã đạt lên đến 40% những năm đầu giai đoạn 2021-2025.

Nhìn lại 10 năm qua, kinh tế tư nhân đã tăng tỷ trọng từ mức 16,3% trong tổng sản phẩm nội địa của thành phố (GRDP) lên mức 19,1%, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, tạo việc làm, thương mại bán buôn, bán lẻ, du lịch, công nghiệp... Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội Thành phố dưới sự điều hành của đội ngũ doanh nhân cũng tăng dần qua các năm, năm 2015 chiếm 65,13%, đến năm 2020 đã tăng lên 73,48%, cao nhất trong các khu vực kinh tế.

Vượt qua các khó khăn do đại dịch trong năm 2021, tăng trưởng GRDP của Thành phố đạt 9,71% trong chín tháng năm 2022. Kết quả trên có được là do Thành phố đã bước đầu tạo được môi trường đầu tư thuận lợi để doanh nghiệp trong và ngoài nước, đội ngũ doanh nhân hoạt động, bảo đảm nguyên tắc “5 có” (có thời hạn giải quyết; có người chịu trách nhiệm; có sự tham gia của doanh nghiệp trong xây dựng quy trình quản lý và đánh giá thực hiện quy trình; có sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội; có chế tài và khen thưởng).

Giai đoạn phát triển năm 2023-2025, Thành phố Hồ Chí Minh xác định tiếp tục kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh; giải quyết các điểm nghẽn đối với sự phát triển nhanh và bền vững. Thành phố tập trung mọi nguồn lực để phát huy các thế mạnh như trung tâm kinh tế, tài chính; trung tâm thương mại-mua sắm; trung tâm dịch vụ logistics; du lịch; trung tâm về đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ; trung tâm dịch vụ chất lượng cao về y tế, giáo dục; trung tâm văn hóa của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội Thành phố từ 62,6% bình quân giai đoạn 5 năm 2011-2015 đã tăng lên mức 71,2% trong giai đoạn 2016-2020, là một trong các khu vực đóng góp quan trọng cho ngân sách Thành phố. Tỷ lệ đóng góp vào thu nội địa trong giai đoạn 2011-2015 là 22,8% tăng lên 24,3% trong giai đoạn 2016-2020, và đã đạt lên đến 40% những năm đầu giai đoạn 2021-2025.

Trong mục tiêu đó, việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân Thành phố, hướng hoạt động của doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân chung tay vào mục tiêu phát triển của Thành phố. Cụ thể là Thành phố tập trung thực hiện các nhóm giải pháp lớn như sau:

Một là, thực hiện chính quyền đô thị gắn với đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính; phân công, phân cấp triệt để với cơ chế rõ ràng để các cấp chính quyền, các cơ quan kịp thời ghi nhận ý kiến, chia sẻ khó khăn, có hành động cụ thể giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp; công khai, minh bạch trong xử lý, giải quyết công việc; tạo cơ chế thúc đẩy cán bộ, công chức, viên chức dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của Thành phố.

Hai là, tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn đọng từ trước đến nay liên quan doanh nghiệp và người dân; nâng cao nhận thức về vai trò của đội ngũ doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố tiếp tục tăng cường công tác giám sát, đổi mới hình thức giám sát; các hiệp hội, chi hội doanh nghiệp làm tốt chức năng kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp với cơ quan chính quyền, với tinh thần mỗi cấp, mỗi cơ quan, mỗi tổ chức phải làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và phối hợp hiệu quả với các cơ quan liên quan, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên từng lĩnh vực cụ thể.

Ba là, cải thiện môi trường đầu tư, quyết tâm phấn đấu cải thiện thực chất các chỉ số: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index), chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh tại Việt Nam (PAPI). Trong đó, tập trung vào các điểm nghẽn thể hiện qua các chỉ số thành phần còn bị đánh giá thấp như việc công khai, minh bạch các định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ để định hướng cho doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch phát triển và bảo đảm quyền lợi đầu tư, giảm rủi ro kinh doanh cho doanh nhân. Tạo điều kiện để hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, vừa đón đầu được sự chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn lớn, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phát triển, qua đó tăng tỷ lệ giá trị gia tăng hình thành từ các doanh nghiệp trong nước, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.