Ðể thực hiện được mục tiêu quan trọng này thì một trong những chiến lược của tỉnh là thu hút đầu tư đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hàng hóa dễ dàng đi từ đường bộ đến các cảng biển lớn
Công trường của Dự án xây dựng Nhà máy Sangshin Central Việt Nam có vốn đầu tư gần 3 triệu USD do Công ty TNHH Sangshin Central Việt Nam thuộc Tập đoàn điện tử Sangshin Central Electronics (Hàn Quốc) triển khai tại Cụm công nghiệp Đông Ái Tử, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, những ngày này rộn ràng khí thế làm việc, quyết tâm đưa nhà máy đi vào hoạt động sớm nhất có thể.
Dự án được triển khai xây dựng giai đoạn 1 trong năm 2022, phấn đấu đến quý I/2023 đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho gần 300 lao động. Giai đoạn 2 của dự án sẽ được tiếp tục triển khai vào cuối năm 2023, tập trung phát triển sản xuất linh kiện điện tử cho xe điện, xu hướng mới của ngành công nghiệp sản xuất ô-tô điện.
Giải thích lý do chọn Quảng Trị để đầu tư phát triển, Giám đốc Dự án Sangshin Central Việt Nam, ông Jino Li cho biết, Quảng Trị là một tỉnh của miền trung. Chính vì vị trí địa lý đặc biệt này, ban lãnh đạo đã đặt tên cho công ty và dự án là Sangshin Central Việt Nam.
Từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 25 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với số vốn hơn 587 tỷ đồng. Theo đó, từ năm 2017-2022, trên địa bàn tỉnh có 337 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 155.158,253 tỷ đồng.
Bên cạnh đó mục tiêu, định hướng Dự án Sangshin Central Việt Nam là sẽ trở thành dự án trung tâm, tập trung phát triển mạnh mẽ nhất trong các dự án của Tập đoàn Sangshin Central Electronics tại Việt Nam. Đây cũng chính là bước chuyển mới trong hoạt động sản xuất của Sangshin. Trước diễn biến của toàn cầu và nắm bắt sự dịch chuyển nền kinh tế, cùng với nhu cầu của khách hàng, đối tác, chúng tôi đang dần mở rộng quy mô sản phẩm linh kiện điện tử.
Từ Quảng Trị, sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra có thể dễ dàng đi đến hai cảng biển lớn của Việt Nam là Hải Phòng và Đà Nẵng để đến với các nước. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của Quảng Trị mà các tập đoàn chọn đầu tư, tạo nhiều thuận lợi trong hoạt động xuất, nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa bằng cả đường bộ và đường biển, sắp đến có Cảng hàng không Quảng Trị.
Theo ông Jino Li, khi đầu tư xây dựng dự án này, ngay từ những ngày đầu tập đoàn đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ hết sức nhiệt tình từ lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan. Sự đồng hành và chỉ đạo kịp thời đó đã giúp thúc đẩy dự án sớm được triển khai một cách thuận lợi. Hơn hết, Công ty TNHH Sangshin Central Việt Nam nhìn thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của Quảng Trị trong tương lai và coi đây là cơ hội tốt để đồng hành, đóng góp vào sự vươn mình đổi mới, phát triển của Quảng Trị.
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch Quảng Trị Nguyễn Đức Tân cho biết, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang đến Quảng Trị với các dự án được triển khai, đặc biệt là các dự án về năng lượng.
Cụ thể, ngày 15/1/2022, tổ hợp các nhà đầu tư Việt Nam và Hàn Quốc gồm Tập đoàn T&T và các doanh nghiệp Hàn Quốc: Công ty cổ phần Năng lượng Hanwha (HANWHA), Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO), Tổng công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS) chính thức khởi công hợp phần kỹ thuật dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 1, công suất 1.500MW, với tổng vốn đầu tư tương đương hơn 2,3 tỷ USD.
Từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 25 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với số vốn hơn 587 tỷ đồng. Theo đó, từ năm 2017-2022, trên địa bàn tỉnh có 337 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 155.158,253 tỷ đồng.
Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 599 dự án được cấp phép đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 241.512 tỷ đồng. Trong đó có 580 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 121.766 tỷ đồng; 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng mức đầu tư đạt hơn 119.746 tỷ đồng.
Nhiều chính sách mới thu hút đầu tư
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ 17 (2020-2025) đề ra mục tiêu chiến lược của tỉnh phấn đấu đến năm 2025 trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao và đến năm 2030 thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước.
Để thực hiện được mục tiêu quan trọng này thì một trong những chiến lược hàng đầu là phát triển cộng đồng doanh nghiệp. Doanh nghiệp có phát triển thì tỉnh Quảng Trị mới phát triển và ngược lại. Vì vậy, tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, chính quyền địa phương đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đến đầu tư; kịp thời tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận thông tin, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Tỉnh luôn đặt niềm tin vào các nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tối đa, đúng pháp luật để các đối tác đầu tư hiệu quả hơn nữa trên địa bàn. Ủy ban nhân dân tỉnh phân công Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị tiếp nhận các thông tin, kiến nghị của nhà đầu tư để tham mưu nhằm kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Nhằm mang đến đột phá trong thu hút đầu tư và xã hội hóa đầu tư để thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, ngày 30/8/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 105/2021/NQ-HĐND quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 599 dự án được cấp phép đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 241.512 tỷ đồng. Trong đó có 580 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 121.766 tỷ đồng; 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng mức đầu tư đạt hơn 119.746 tỷ đồng.
Chính sách ưu đãi mới đã khuyến khích, hỗ trợ và tạo động lực cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh. Theo đó, tỉnh Quảng Trị sẽ thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, đất đai và khấu hao tài sản cho các nhà đầu tư khi đáp ứng các điều kiện theo quy định được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của pháp luật có liên quan. Đối với các dự án thực hiện ngoài khu công nghiệp, khu chức năng thuộc khu kinh tế được hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào dự án.
Theo ông Võ Văn Hưng, tỉnh Quảng Trị xác định tập trung thu hút các dự án đầu tư khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển với ba trụ cột chính công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ-du lịch, trong đó lĩnh vực quan tâm nhất là công nghiệp năng lượng.
Thời gian qua, những chủ trương lớn của tỉnh như phát triển Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của miền trung, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, sân bay, cao tốc phục vụ phát triển kinh tế, xã hội... chính là cơ hội để doanh nghiệp Quảng Trị tham gia vào sân chơi lớn và không ngừng phát triển.
Cùng với cộng đồng doanh nghiệp ngoài tỉnh đến đầu tư, Quảng Trị có 3.800 doanh nghiệp, tuy nhiên chủ yếu vừa và nhỏ nên cộng đồng doanh nghiệp không lớn. Vì vậy, để phát triển mạnh, ngoài nguồn vốn, doanh nghiệp cần chủ động tận dụng công nghệ, thực hiện tốt chuyển đổi số.
Tỉnh Quảng Trị quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số đồng thời chủ động mở các hội thảo mời các doanh nghiệp lớn tham gia để tìm hiểu thị trường đầu tư trong và ngoài nước, mang đến cơ hội để doanh nghiệp Quảng Trị học hỏi.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cam kết luôn tạo thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện thực hóa dự án và đầu tư có hiệu quả trên địa bàn, nhất là đối với các dự án trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giải quyết việc làm ngày càng nhiều hơn cho người lao động.