Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA) năm 2024 mới đây đã vinh danh 12 tổ chức, cá nhân trên cả nước có sản phẩm nội dung số giàu tính sáng tạo, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của công chúng thế hệ mới, lan tỏa những thông điệp tích cực tới cộng đồng.
Ngày hội các Nhà sáng tạo nội dung số Việt Nam - Vietnam iContent 2024 nhằm ghi nhận, vinh danh và ủng hộ những đóng góp cũng như tài năng đội ngũ sáng tạo nội dung số tại Việt Nam.
Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa cấp 2 chứng nhận bản quyền tác giả của Kịch bản (format) chương trình Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA) và Bộ hình thức thể hiện Cúp giải thưởng VCA cho Hội truyền thông số Việt Nam.
Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa gửi văn bản tới Google về việc các video và kênh hoạt hình Wolfoo trên nền tảng số YouTube bị đánh gậy bản quyền thiếu căn cứ, không đúng thẩm quyền.
Ngày 7/6, Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) tổ chức diễn đàn với chủ đề "Xu hướng phát triển nội dung hoạt hình ở thị trường Việt Nam", trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế phim và công nghệ truyền hình Việt Nam (Telefilm 2024) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ ngày 6-8/6, Triển lãm quốc tế phim và công nghệ truyền hình Việt Nam lần thứ 12 - Telefilm 2024 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại sự kiện, ba giải pháp tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo) nâng cao chất lượng và hiệu quả trong ngành công nghiệp phim và truyền hình đã được Thủ Đô Multimedia giới thiệu và thu hút sự chú ý.
Sự bùng nổ của công nghệ số thời gian qua đã và đang hỗ trợ đắc lực nhiều xưởng hoạt hình Việt cho ra đời các sản phẩm chinh phục được thị trường quốc tế khắt khe như Mỹ, châu Âu. Hoạt hình Việt cũng có nhiều nỗ lực đổi mới hình thức, nội dung để lấy lại vị thế trên “sân nhà”.
Trong "cuộc chiến" chống vi phạm bản quyền trên môi trường số ở phạm vi toàn cầu, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cùng các bên liên quan và đạt một số thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trước thực tế vẫn còn nhiều thách thức, mới đây Liên minh Sở hữu trí tuệ quốc tế (IIPA) đã đưa ra đề xuất với các cơ quan hữu quan Việt Nam về khuôn khổ thực thi và hành động mạnh mẽ hơn trong năm 2024 nhằm giảm thiệt hại cho thị trường cả trong nước và quốc tế.
Ngày 17/1, đại diện Sconnect Việt Nam (đơn vị sở hữu bản quyền hoạt hình Wolfoo) cho biết phía eOne (còn gọi là EO, trụ sở tại Anh) dù không còn quyền sở hữu Peppa Pig sau một thương vụ chuyển nhượng nhưng vẫn tiếp tục lạm dụng công cụ đánh bản quyền trên nền tảng YouTube với cáo buộc Wolfoo vi phạm bản quyền của Peppa Pig.
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các thiết bị thông minh đã mở ra nhiều cơ hội để trẻ em học tập và giải trí, tìm kiếm nhiều thông tin hữu ích. Tuy nhiên, mặt trái của điều đó là khả năng phát tán tràn lan các nội dung độc hại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các “công dân số” nhỏ tuổi.
Tại Hà Nội, Hội đồng Chung khảo của Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2023 (Vietnam Digital Content Creation Awards - VCA 2023) vừa có phiên họp và hoàn tất các công đoạn để chọn ra 15 tác giả, tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được vinh danh vào Lễ trao giải diễn ra ngày 22/12 tới đây.
Mới đây, Sconnect Việt Nam - đơn vị sản xuất loạt phim hoạt hình trẻ em nổi tiếng Wolfoo, đã tiếp tục gửi văn bản tới các cơ quan chức năng về diễn biến mới nhất liên quan tới vụ tranh chấp bản quyền giữa hai bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo (Sconnect sở hữu) và Peppa Pig (eOne tại Anh sở hữu). Hiện nay, nhãn hiệu Wolfoo đã được đăng ký thành công tại Nga và Việt Nam, đang chờ thẩm định tại châu Âu và Mỹ, nhưng sản phẩm của Sconnect Việt Nam tiếp tục bị đánh bản quyền thiếu căn cứ, gây thiệt hại nhiều triệu USD.
Thị trường sáng tạo nội dung số đang phát triển không ngừng. Bên cạnh những nội dung có giá trị tích cực, ngày càng xuất hiện những nội dung thiếu lành mạnh, cổ vũ cho lối sống lệch lạc, đi ngược với chuẩn mực xã hội và đạo đức truyền thống, gây ra những hệ lụy tiêu cực.
Vi phạm bản quyền nội dung số diễn ra phổ biến với tốc độ cao, tính chất ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, phạm vi ngày càng rộng. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu, uy tín, thương hiệu của các cơ quan báo chí cũng như công cuộc chuyển đổi số báo chí. Do đó, bảo vệ bản quyền đang là vấn đề cấp bách đối với các cơ quan báo chí và đòi hỏi các giải pháp phải được thực hiện tổng thể, đồng bộ để đạt hiệu quả cao nhất.
Ngày 12/9, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức lễ công bố và phát động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung số Việt Nam năm 2023. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có giải thưởng dành cho các tổ chức/cá nhân hoạt động trong ngành sáng tạo nội dung số, một lĩnh vực giàu tiềm năng và đang phát triển rất nhanh.
Liệu truyền thông số phát triển đến mức thay thế hoàn toàn các hình thức truyền thông truyền thống hay không, đó là câu hỏi mà chưa ai có thể trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là chuyển đổi số trong truyền thông là xu thế tất yếu. Và tất nhiên, việc chuyển đổi số sẽ giúp định vị lại vai trò của phát thanh, truyền hình, nó không chỉ tạo ra khó khăn, thách thức mà còn mang lại rất nhiều cơ hội mới.
Thị trường sáng tạo nội dung số đang phát triển không ngừng. Bên cạnh những nội dung có giá trị tích cực, ngày càng xuất hiện những nội dung thiếu lành mạnh, cổ vũ cho lối sống lệch lạc, đi ngược với chuẩn mực xã hội và đạo đức truyền thống, gây ra những hệ lụy tiêu cực.
Với hơn 161 triệu kết nối di động và hơn 70 triệu người sử dụng mạng xã hội (theo số liệu cuối năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông), sáng tạo nội dung số là một lĩnh vực tuy mới mẻ tại Việt Nam, nhưng bùng nổ rất nhanh, nhất là trong lĩnh vực giải trí, văn hóa nghệ thuật.
Chiều 24/4, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) phối hợp Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC tổ chức diễn đàn “Sáng tạo nội dung số, Bảo vệ bản quyền số và Quảng cáo số” và ra mắt Trục Bản quyền số quốc gia.
Ngày 31/3, tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (Hà Nội), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Liên minh Sáng tạo Nội dung số - DCCA (thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam) tổ chức hội nghị “ Khai thác thị trường quốc tế và Chính sách thuế đối với lĩnh vực sáng tạo nội dung số”.
Ngày 21/12, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam và Tổng đài 1900 2685 tiếp nhận khai báo vi phạm bản quyền.
Phần lớn các tòa soạn báo vẫn phụ thuộc vào hai nguồn thu chủ yếu là quảng cáo và phát hành, rất ít các cơ quan báo chí thực hiện đa dạng nguồn thu. Chỉ có một số ít tòa soạn báo đã từng bước tạo thương hiệu, thu tiền được của độc giả từ việc thu phí trực tuyến, bán nội dung số, tăng thêm nguồn thu từ việc tổ chức các sự kiện.
Chiều 31/10, tại Trụ sở Báo Nhân Dân, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đã tiếp Chủ tịch hãng Thông tấn Prensa Latina (Cuba), đồng chí Luis Enrique González Acosta cùng đoàn công tác tới thăm và làm việc tại Báo Nhân Dân.
Sáng 21/7, tại Hà Nội, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Liên minh Giải trí và Sáng tạo ACE (Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ-MPA) tổ chức Hội thảo chuyên đề “Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam”.