Quang cảnh diễn đàn.

Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về bảo hộ quyền tác giả giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Sáng 26/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Cơ quan bảo vệ Bản quyền Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn bản quyền Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 với chủ đề Chính sách bản quyền trên môi trường số và phương án hợp tác.
Việc tổ chức trông giữ xe không dùng tiền mặt đã được thực hiện tại phủ Tây Hồ trong dịp Tết Nguyên đán 2024.

Từng bước hình thành hệ thống giao thông tĩnh thông minh

Tiện lợi hơn cho khách hàng, nâng cao hiệu quả quản lý, tránh thất thoát là những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ số vào hệ thống giao thông tĩnh thông minh, được Công ty TNHH một thành viên Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội thí điểm triển khai tới đây tại một số tuyến phố khu vực nội thành.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Quảng Ninh)

Ứng dụng công nghệ số trong nuôi trồng thủy sản

Có nhiều tiềm năng, lợi thế nên nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đang phát triển mạnh. Đáng chú ý, thời gian gần đây các bộ, ngành, địa phương và nhân dân tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong nuôi trồng thủy sản, từ đó, tạo nền tảng xây dựng và phát triển thương mại điện tử cho ngành thủy sản, góp phần tăng cường kết nối các chủ thể trong chuỗi giá trị.
Hỗ trợ phát triển công nghệ số

Hỗ trợ phát triển công nghệ số

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hiện có bước phát triển và trưởng thành khi ngày càng có nhiều sản phẩm nền tảng số, ứng dụng số được tạo ra. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ năm 2019 đến nay, số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng 30%, doanh thu công nghiệp công nghệ số tăng 32%, tỷ trọng Make in Vietnam của các sản phẩm công nghiệp công nghệ số tăng từ 21% lên 29%, riêng lĩnh vực sản xuất phần mềm cho nước ngoài tăng 43%. Hiện cả nước có hơn 1.400 doanh nghiệp công nghệ số, với doanh thu đang tiến dần tới mốc 10 tỷ USD.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.

Bắt kịp, tiến cùng và nỗ lực đột phá, phát triển kinh tế số ngang tầm quốc tế

Chiều 28/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 7 trực tuyến toàn quốc của Ủy ban về tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban.
Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang bấm nút ra mắt ứng dụng Tuyên Quang ID.

Nỗ lực thực hiện chuyển đổi số ở Tuyên Quang

Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang xác định rõ mục tiêu: phấn đấu đến năm 2025, Tuyên Quang là một trong những tỉnh xếp loại khá; đến năm 2030 nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực miền bắc. Để thực hiện mục tiêu này, một trong những giải pháp trọng tâm được tỉnh xác định là đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử.
Thành viên của các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham gia các lớp nâng cao kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số.

Hiệu quả công nghệ số ở Tuyên Quang

Đến thời điểm hiện tại, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của các cơ quan nhà nước ở tỉnh Tuyên Quang được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính đạt 93,57%; 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc khi sử dụng Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành tỉnh Tuyên Quang.
Quang cảnh Diễn đàn.

Quảng Ninh: Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số

Ngày 11/12, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT-TT, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại họp báo.

Doanh nghiệp công nghệ số - Phổ cập công nghệ số vào cuộc sống

Ngày 11/12 tới, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V với chủ đề “Doanh nghiệp công nghệ số - Phổ cập công nghệ số vào cuộc sống”.
Công ty Điện lực Tuyên Quang ứng dụng công nghệ để vận hành các trạm biến áp 110Kv kết nối về Trung tâm điều khiển xa.

Đưa hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường số ở Tuyên Quang

Nhờ ứng dụng các nền tảng số, công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đã đẩy nhanh việc đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh lên môi trường số, thiết lập các kênh cung cấp dịch vụ số hiệu quả. Qua đó, giá trị sản xuất kinh doanh được nâng cao, thêm điều kiện kết nối, mở rộng thị trường.
Cán bộ Công an hướng dẫn người dân sử dụng phần mềm VNeID.

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số cấp xã ở Tuyên Quang

Mặc dù đã đạt nhiều kết quả trong công tác chuyển đổi số, tuy nhiên, ở các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hệ thống hạ tầng phục vụ chuyển đổi số chưa đầy đủ, tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh còn thấp, nên việc tiếp cận các nội dung chuyển đổi số còn nhiều hạn chế. Do đó, tỉnh Tuyên Quang đang và sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” này.
Các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng số.

Tuyên Quang phát huy vai trò tổ công nghệ số cộng đồng

Đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã thành lập 1.871 Tổ Công nghệ số cộng đồng với tổng số thành viên 10.257. Tỷ lệ tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã và cấp thôn trên địa bàn tỉnh đạt 100% và 100% các thành viên trong tổ đã được tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng số.
Kiểm soát tính minh bạch của thực phẩm bằng công nghệ số

Kiểm soát tính minh bạch của thực phẩm bằng công nghệ số

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông đã thể hiện quyết tâm nâng cao tính minh bạch của thực phẩm dựa trên nền tảng số, với việc đẩy mạnh kiểm soát dán tem truy xuất nguồn gốc cho rau củ, thịt cá. Truy xuất nguồn gốc để quy trách nhiệm và quan trọng hơn là để người sản xuất ở mọi công đoạn trong chuỗi thực hiện có trách nhiệm hơn, bảo đảm an toàn hơn đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra.
Toàn cảnh Diễn đàn hợp tác ICT Việt Nam-Hàn Quốc.

Diễn đàn hợp tác ICT Việt Nam-Hàn Quốc: Không gian đầy triển vọng thúc đẩy sự hợp tác về CNTT

Ngày 6/11 tại Hà Nội, Diễn đàn hợp tác ICT Việt Nam-Hàn Quốc năm 2023 đã chính thức khai mạc. Lần thứ 3 được tổ chức, diễn đàn là cơ hội trao đổi, chia sẻ nhu cầu hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số, cũng như chính sách về công nghệ số, phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực giữa hai nước Việt Nam-Hàn Quốc.
Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tuyên truyền các dịch vụ chuyển đổi số cho người dân xã Hải Lạng.

Chuyển đổi số ở nông thôn, miền núi Quảng Ninh

Xác định chuyển đổi số là xu thế phát triển tất yếu, Quảng Ninh đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, trong đó chú trọng xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số một cách toàn diện, hiệu quả. Đáng chú ý, tỉnh đã nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện ở khu vực nông thôn, miền núi, hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân thông minh.
Ngày 9/10, tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý 3 với các đối tượng quản lý tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Bản đồ công nghệ lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Bản đồ công nghệ bộ, ngành đầu tiên được xây dựng như thế nào?

Sau 3 tháng nghiên cứu, 11 đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng được phiên bản đầu tiên của 8 bản đồ công nghệ cho lĩnh vực Thông tin và Truyền thông gồm: Viễn thông, Bưu chính, Báo chí, Xuất bản, Chính phủ số, An toàn thông tin, Đại học số, Công nghệ số. Đây là bộ, ngành đầu tiên nghiên cứu và công bố 8 bản đồ công nghệ cho tất cả các lĩnh vực quản lý của mình.
Bản đồ công nghệ số lĩnh vực xuất bản.

Bộ Thông tin và Truyền thông công bố 8 bản đồ công nghệ các lĩnh vực

Sáng 9/10, tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý 3 với các đối tượng quản lý tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Bản đồ công nghệ lĩnh vực thông tin và truyền thông. Đến nay, đây là bộ, ngành đầu tiên nghiên cứu và công bố 8 bản đồ công nghệ cho tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và Samsung Việt Nam khảo sát việc triển khai xây dựng nhà máy thông tin tại Công ty cổ phần Manutronics Việt Nam. (Ảnh: TRƯỜNG SƠN)

Lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm trong chuyển đổi số

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là một trong ba trụ cột thực hiện phát triển nhanh, phát triển bền vững, góp phần “tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tại tỉnh Bắc Ninh, với quan điểm xuyên suốt lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, coi dữ liệu là tài nguyên mới và nền tảng là giải pháp đột phá, thời gian qua, công tác chuyển đổi số đã mang lại những kết quả tích cực.