Sau hai năm triển khai mô hình Di tích lịch sử kiểu mẫu, hàng chục di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội được giữ gìn sạch, đẹp, qua đó lan tỏa ý thức bảo vệ di sản, bảo vệ môi trường của nhân dân.
Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, cùng đoàn công tác đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân - Ngày hội Văn hóa quân dân với nhân dân khu dân cư Đình Cao, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Giai đoạn 2021-2025, tuy gặp không ít khó khăn, nhưng trên nền tảng vững chắc thành công gặt hái trước đó, Đồng Nai vẫn giữ vị trí tốp đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Tập trung các giải pháp xây dựng nông thôn mới, đến nay, tất cả các xã ở tỉnh Bình Dương đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Huyện Văn Giang là vùng quê giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Hưng Yên. Phát huy truyền thống đó, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Giang tiếp tục chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới nâng cao, tạo nên diện mạo mới ngày càng hiện đại, xanh-sạch-đẹp, trở thành điểm sáng, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Hưng Yên.
Huyện Yên Mô (Ninh Bình) hiện đã hoàn thành tất cả các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao, thu nhập bình quân năm 2023 đạt gần 61 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm còn 1,97%. Thực tế cho thấy, yếu tố quan trọng để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu là phát huy được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
Chiều 23/8, Ủy ban nhân dân thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ công bố xã Tân Thành đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là xã thứ 5 của tỉnh đạt danh hiệu này.
Sau khi được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) năm 2017, Huyện ủy Giao Thủy tiếp tục ban hành, triển khai thực hiện nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.
Bộ tiêu chí thôn nông thôn mới kiểu mẫu đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ tháng 5/2018. Đến nay, toàn tỉnh đã có hàng trăm thôn kiểu mẫu, góp phần thay đổi toàn diện bức tranh vùng nông thôn, hình thành những miền quê đáng sống.
Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Giờ đây, nông thôn Hải Phòng đang từng ngày đổi khác với diện mạo mới hiện đại, văn minh, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Bắc Từ Liêm là đơn vị đầu tiên của thành phố triển khai mô hình "Di tích lịch sử kiểu mẫu" tại Ðình Chèm và hiện quận đang triển khai nhân rộng mô hình này nhằm giúp di tích được bảo vệ, nâng cao ý thức của người dân trong thực hiện quy tắc ứng xử.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, quan điểm "Gốc có vững, cây mới bền" được chuyển hóa thành cách làm ở từng thôn, xóm của huyện Nam Trực (Nam Định); nhờ đó diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, kết quả xây dựng nông thôn mới ngày càng vững chắc.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức lễ công bố huyện Xuân Lộc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Đây là huyện đầu tiên của Đồng Nai và thứ ba cả nước có vinh dự này, nhờ sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, bền bỉ của cả hệ thống chính trị và người dân vùng đất lửa, hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng.
Ngày 30/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành Kế hoạch số 48/KH-UBND phát động phong trào thực hiện chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, phong trào được triển khai rộng rãi đến các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn.
Sau 3 năm triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU, diện mạo nông thôn ở tỉnh Hưng Yên ngày càng phong quang, sạch, đẹp; sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển biến tích cực theo chuỗi giá trị, hiệu quả và an toàn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao mang lại sự hài lòng cho người dân.
Cùng với việc hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới gắn với hoàn thành các tiêu chí xã lên phường, huyện lên quận.
Xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng xã thành phường, huyện thành quận là nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn 2021-2025, toàn bộ 15 xã của huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đồng thời huyện đã đạt 31/34 tiêu chí phát triển thành quận.
Những ngày này, người dân xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ) rất phấn khởi khi được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023, trở thành xã đầu tiên của huyện Phúc Thọ đạt danh hiệu này.
Phù Cừ (Hưng Yên) là huyện nông nghiệp với 70% tổng diện tích tự nhiên là đất nông nghiệp. Nhiều năm qua, huyện hướng mạnh vào mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân.
Năm 2023, ngành nông nghiệp Thủ đô tăng trưởng 2,74% so với cùng kỳ năm trước. Thành phố đã hoàn thành trước một năm mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới.
Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã thông qua nhiều cơ chế, chính sách, đề án về tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí, nâng cao mức hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân.
Sáng 11/12, tại thành phố Vinh (Nghệ An), Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm xây dựng thí điểm Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn toàn quốc năm 2023.
Tây Ninh phấn đấu đến cuối năm 2023, sẽ có 65 trong tổng số 71 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 25 trong tổng số 71 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ba xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã giúp bộ mặt nông thôn Tây Ninh khởi sắc, tác động tích cực đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo nền tảng ổn định chính trị-xã hội.
Thành phố Hà Nội đang tập trung nguồn lực đầu tư để đưa hai huyện cuối cùng là Ứng Hòa và Mỹ Đức đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm ba huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2023, bảo đảm về đích đúng kế hoạch.
Là địa phương đầu tiên của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, Đan Phượng đang tiếp tục khẳng định là huyện “đầu tàu” trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Năm 2022, toàn bộ 15 xã của Đan Phượng đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Dự kiến cuối năm 2023, 15 xã sẽ đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Kinh nghiệm của Đan Phượng là bài học để nhiều địa phương khác có thể tham khảo, học hỏi.
Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), thành phố Hải Phòng đã quyết định dành hơn 250 tỷ đồng để tặng quà 45.489 người có công, thân nhân và người thờ cúng liệt sĩ trên địa bàn.
Sau nhiều năm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn Thủ đô đã "thay da đổi thịt" từng ngày với những con đường bê-tông phẳng lì, làng xóm khang trang, sạch đẹp hơn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có thêm những bước đột phá về kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao và bền vững.