Một góc Khu công nghiệp Giang Điền, tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai “lót ổ” mời “đại bàng”

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được coi là “chìa khóa” “mở cửa” bầu trời vùng sân bay quốc tế Long Thành, thúc đẩy mạnh mẽ vùng đất này “cất cánh” trong tương lai. Nhằm lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất, nhà thầu tốt nhất, ý tưởng tốt nhất cho sự phát triển bền vững của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền địa phương đang chủ động vào cuộc quyết liệt chuẩn bị sẵn môi trường thuận lợi, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với thái độ cầu thị, giải pháp linh hoạt hơn bao giờ hết.

Khu nhà ở xã hội tại khu đô thị mới Thanh Lâm-Đại Thịnh 2, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu N1 huyện Mê Linh, hình thành cụm trường học liên cấp

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký ban hành Quyết định số 4149/QĐ-UBND ngày 12/8/2024 phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N1 tỷ lệ 1/2000 tại ô quy hoạch ký hiệu I.7.3. Đáng chú ý, trong nội dung điều chỉnh, có việc dịch chuyển và tập trung các ô đất có chức năng công cộng đơn vị ở để hình thành cụm trường tiểu học liên cấp; giảm diện tích đất hỗn hợp để tăng diện tích đất nhà ở mới, dự kiến sẽ dành cho nhà ở xã hội.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng được xây dựng khang trang từ vốn phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. (Ảnh MINH TUẤN)

Đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa do vậy điều kiện phát triển kinh tế còn hạn chế, hạ tầng thiết yếu thiếu thốn. Ba tỉnh nêu trên đã “dồn” nguồn lực của các chương trình để xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm cho bà con, giúp vùng cao khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, vướng mắc, cần được tháo gỡ.
Thi công đường liên kết vùng Thái Nguyên-Bắc Giang-Vĩnh Phúc.

Đẩy mạnh kết nối giao thông Thái Nguyên-Bắc Giang

Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” yêu cầu phát triển kinh tế vùng phải có trọng tâm, trọng điểm đã xác định phát triển hạ tầng giao thông gắn với các hành lang kinh tế là một trong những khâu đột phá quan trọng. Để tăng cường liên kết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, thời gian qua, hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang đã đẩy mạnh kết nối giao thông và đây đều là những tuyến đường lớn, trọng điểm.
Các đại biểu chủ tọa tại tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng”. (Ảnh SGGP)

Hướng nguồn lực kiều hối vào đầu tư hạ tầng

Ngày 23/4, tại buổi Tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức, đại diện Ngân hàng Nhà nước, các sở, ngành, chuyên gia, kiều bào, doanh nghiệp… đưa ra nhiều ý kiến nhằm tìm ra giải pháp xây dựng cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý huy động hiệu quả nguồn lực kiều hối vào sự phát triển hạ tầng của Thành phố Hồ Chí Minh.
Quảng Ninh: Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Quảng Ninh: Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Mới đây Quảng Ninh được công nhận đứng thứ nhất trong danh sách địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam, vượt qua lần lượt các địa phương lớn như TP Hồ Chí Minh (thứ 2), Bình Dương (thứ 3), Hà Nội (thứ 4)… Điều này có được là nhờ những quyết sách đúng đắn, kịp thời của địa phương, đặc biệt trong việc tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư.
Chú thích ảnh: Tuyến đường cao tốc Cao Bồ-Mai Sơn đoạn qua Ninh Bình. Ảnh | TRẦN HẢI

Ðầu tư công và hiệu ứng tích cực lan tỏa

Kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng là những công cụ, giải pháp mà các quốc gia luôn tính tới mỗi khi có nguy cơ tăng trưởng kinh tế chậm lại do nhiều lý do, nhất là do những tác động khách quan, không mong muốn đến từ tình hình bên ngoài, trong đó đầu tư từ ngân sách nhà nước-đầu tư công, luôn được tính đến trước.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc.

Đoàn công tác của Chính phủ làm việc tại tỉnh Trà Vinh

Thực hiện Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11/5, đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đến làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu.
Một góc huyện đảo Lý Sơn.

Quyết tâm phát triển huyện đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển-đảo

Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định phát triển huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trở thành trung tâm du lịch biển-đảo. Và từ nhiều năm qua, sự đầu tư của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực của chính quyền địa phương đã đưa huyện đảo Lý Sơn phát triển mạnh mẽ.
Đường Tân Vạn-Mỹ Phước-Bàu Bàng kết nối các khu công nghiệp tại Bình Dương đến các cảng Cái Mép, Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành...

Hạ tầng đi trước mở đường phát triển

Từ việc huy động nguồn lực xã hội đầu tư vào hệ thống giao thông và đầu tư các khu công nghiệp, tỉnh Bình Dương đã có cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, vừa tạo ra môi trường thuận lợi thu hút đầu tư hiệu quả, vừa góp phần tạo kết nối giao thông vùng thông suốt và tạo đòn bẩy giúp các địa phương cùng phát triển.