Từ ngày hôm nay (1/3), giá vé trần bay nội địa đã được điều chỉnh theo Thông tư của Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo các hãng hàng không đánh giá việc nới trần giá vé này sẽ bảo đảm cân đối thu-chi và hoạt động bay ổn định, nhất là trong bối cảnh giá nhiên liệu, tỷ giá liên tục “leo thang”.
Nhằm phục vụ nhu cầu tăng cao của hành khách trên các đường bay nội địa dịp Tết Nguyên đán 2024, Vietnam Airlines Group thông báo tăng thêm hơn 100 nghìn chỗ, tương đương gần 550 chuyến bay, nâng tổng số lên thành 2,1 triệu chỗ với 10.700 chuyến bay cho mùa cao điểm Tết từ ngày 25/1 đến 24/2/2024 (tức từ ngày 15/12 năm Quý Mão đến 15 tháng giêng năm Giáp Thìn).
Bị ảnh hưởng nặng nề từ những “di chứng” của đại Covid-19, doanh thu của các hãng hàng không gần đây tuy có khởi sắc nhưng chi phí đầu vào tăng mạnh hơn khiến lợi nhuận tăng không tương xứng và chưa thể bù lỗ lũy kế để sớm phục hồi tài chính.
Du lịch, hàng không phục hồi nhanh giúp bức tranh kết quả kinh doanh của các hãng hàng không tuy sáng sủa hơn nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo trong bối cảnh giá dầu tăng cao, sức ép cạnh tranh với hãng hàng không ngoại…
Ngày 1/9, Văn phòng Tổng thống Philippines thông báo, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đã ấn định mức trần giá gạo trong nỗ lực nhằm kiểm soát giá cả của mặt hàng chủ lực quốc gia, đồng thời để ứng phó với “sự gia tăng đáng báo động” của giá bán lẻ gạo tại nước này.
Quốc hội tán thành việc quy định giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không nội địa; chỉ quy định giá trần, không quy định giá sàn đối với mặt hàng sách giáo khoa tại Luật Giá (sửa đổi).
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo hoàn thiện dự thảo Luật Giá (sửa đổi), qua đó đã loại bỏ các quy định gây vướng mắc, tạo sự minh bạch trong quản lý nhà nước về giá, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ngày 3/2, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Australia đã đạt được thỏa thuận về mức giá trần sẽ áp dụng đối với các sản phẩm dầu của Nga kể từ ngày 5/2.
Điện Kremlin đánh giá, lệnh cấm vận của phương Tây đối với việc cung cấp các sản phẩm xăng dầu của Nga sẽ tiếp tục khiến các thị trường năng lượng quốc tế mất cân bằng hơn nữa.
Ngày 2/2, Hội đồng châu Âu đã nhất trí cung cấp cho Ukraine gói hỗ trợ quân sự thứ bảy trị giá 500 triệu euro cùng 45 triệu euro cho hoạt động đào tạo của Phái bộ hỗ trợ quân sự của Liên minh châu Âu (EU) tại Ukraine (EUMAM Ukraine).
Lượng khí đốt tiêu thụ tại các nước Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 20,1% trong giai đoạn từ tháng 8-11/2022, so với mức tiêu thụ trung bình trong các tháng tương tự từ năm 2017-2021.
Giá nhiên liệu tại châu Âu vẫn ở mức cao đang làm dấy lên lo ngại rằng các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện hoặc không thể thanh toán các hóa đơn năng lượng.
EU đã đồng ý với hai biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, về việc mua chung khí đốt và đẩy nhanh tiến trình cấp phép cho hoạt động lắp đặt năng lượng tái tạo.
Liên bang Nga đang xem xét ấn định giá dầu cố định để đáp trả việc Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) áp giá trần đối với dầu thô của Nga.
Ngày 6/12, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt thấp hơn, ở mức 220 euro (231 USD), trong bối cảnh 1 tuần nữa là đến cuộc họp của các Bộ trưởng Năng lượng được kỳ vọng giải quyết được vấn đề mức giá trần khí đốt gây chia rẽ sâu sắc giữa 27 nước thành viên.
Phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya-24, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak (A.Nô-vắc) tuyên bố Nga sẽ không xuất khẩu dầu mỏ dưới mức giá trần, ngay cả khi Nga phải cắt giảm sản lượng.
Chính phủ Nhật Bản ra thông cáo cho biết từ ngày 5/12, nước này bắt đầu áp giá trần đối với dầu thô của Nga, song sẽ loại trừ dầu thô nhập từ nhà máy Sakhalin-2.
Hãng tin Bloomberg ngày 28/11 đưa tin, giá dầu mỏ xuất khẩu Urals của Nga đã giảm xuống còn 51,96 USD/thùng, dưới mức giá trần đề xuất tại Liên minh châu Âu (EU).
Bộ Tài chính Mỹ ngày 22/11 công bố các hướng dẫn chi tiết mới về kế hoạch áp giá trần đối với dầu mỏ Nga. Tuy nhiên, Washington và các nước đồng minh thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) chưa nhất trí về mức giá.
Trong bối cảnh Đức đang phải chật vật để tránh lâm vào tình trạng khẩn cấp về khí đốt trong mùa đông tới, người đứng đầu Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức (BNetzA) cho rằng, tình hình có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu nước này không cắt giảm đáng kể lượng tiêu thụ khí đốt.
Các biện pháp trừng phạt của EU sẽ gồm cấm nhập khẩu sản phẩm thép, gỗ, giấy và các hàng hóa khác từ Nga, cũng như cấm cung cấp một loạt dịch vụ như công nghệ thông tin, kỹ thuật cho các công ty Nga.
Áp giá trần với khí đốt là một trong những nội dung trọng tâm được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ngày 30/9, tại Brussels (Bỉ). Đề xuất khẩn cấp này do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra khi được các nước thành viên kêu gọi can thiệp nhằm kiềm chế đà tăng giá nhiên liệu. Song, chính cơ quan này thừa nhận đây là lựa chọn rất khó khăn.
Một ngày sau khi các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới thông báo cắt giảm sản lượng ở mức vừa phải, giá dầu trên thế giới đã diễn biến trái chiều. Các nước xuất khẩu dầu tuyên bố sẵn sàng bảo vệ giá dầu, trong khi các nhà nhập khẩu lại nỗ lực kiềm chế, áp giá trần với “vàng đen”.
Trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 9/9 tới, bộ trưởng năng lượng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ thảo luận các biện pháp khẩn cấp thực hiện trên toàn khối, nhằm kiềm chế giá năng lượng đang tăng cao, trong đó có mức trần giá khí đốt và hạn mức tín dụng khẩn cấp cho các bên tham gia thị trường năng lượng.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov ngày 2/9 tuyên bố, những biện pháp hạn chế đơn phương mà các nước phương Tây áp đặt đối với Moskva đã gây ra tình trạng gián đoạn nguồn cung năng lượng và khiến giá năng lượng tăng cao trên khắp thế giới.
Ngày 2/9, Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tuyên bố sẽ lên kế hoạch áp giá trần đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu từ Nga.