Các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học thảo luận tại hội thảo Ảnh: Lệ Cẩm.

Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngày 4/5, tại Trường đại học Phenikaa diễn ra hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu” do Tập đoàn Phenikaa, Trường đại học Phenikaa phối hợp Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu ý kiến.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn chiều 24/4.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định mình đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn, đó là quyết tâm chính trị cao từ Trung ương đến địa phương; môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI lớn trong lĩnh vực điện tử; lực lượng lao động có chất lượng, chi phí hợp lý đã và đang hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử dễ dàng chuyển đổi sang…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị.

Nỗ lực tìm giải pháp đột phá phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Quang cảnh Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024.

Việt Nam sẵn sàng và chủ động đón đầu chuỗi sản xuất thông minh

Quy mô của ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn được dự báo có thể đạt hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Quốc gia nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới trong bối cảnh sự cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài đối với các ngành này đang rất khốc liệt.
Bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng ngày 26/1/2024. Ảnh: THANH TÙNG

Cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Cuối tháng 1/2024, UBND thành phố Đà Nẵng chính thức công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng. Đây là một trong ba trung tâm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia được quy hoạch lộ trình xây dựng từ nay đến năm 2030, cùng với các trung tâm đặt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tạo nền tảng để phát triển Mạng lưới Trung tâm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia.
Kiểm tra tấm wafer - nguyên liệu để sản xuất sản phẩm cho chất bán dẫn tại nhà máy của Công ty TNHH Hana Micron Vina (FDI Hàn Quốc), Khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang. (Ảnh TUẤN ANH)

Dự kiến quý I/2024 trình Chính phủ Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 là yếu tố quan trọng để sớm đạt mục tiêu đến năm 2030, kỹ sư Việt Nam có khả năng tham gia sâu vào quy trình thiết kế các vi mạch bán dẫn hiện đại.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đến thăm và làm việc với Nhà máy sản xuất chip nhớ tại thành phố Icheon của SK Hynix, công ty sản xuất chip nhớ lớn thứ 2 thế giới.

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, hydrogen

Trao đổi với các lãnh đạo cấp cao Tập đoàn SK (Hàn Quốc), Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị Tập đoàn phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát triển trung tâm nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, hợp tác phát triển năng lượng xanh, sạch với chi phí cạnh tranh.
Công nhân Công ty Samsung Electronics Việt Nam vận hành hệ thống sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử.

Công nghiệp bán dẫn-động lực mới của Bắc Ninh

Là điểm đến được các tập đoàn lớn trong ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn lựa chọn, tỉnh Bắc Ninh đang tham gia mạnh mẽ vào hệ sinh thái bán dẫn trong nước và khu vực. Với những nỗ lực không ngừng, Bắc Ninh mong muốn trở thành đối tác tin cậy và là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045 trở thành thành phố công nghiệp công nghệ cao, sản xuất thông minh.
(Ảnh: Reuters)

Đồng và nhôm có thể là chìa khóa cho phát triển công nghiệp bán dẫn?

Theo bước nhảy vọt của khoa học công nghệ, nhu cầu chip dự kiến tăng mạnh trong thập kỷ tới. Điều này đem đến cơ hội cho các công ty thiết kế và sản xuất chất bán dẫn. Song ngược lại cũng đặt ra nhiều thách thức cho chuỗi cung ứng chất bán dẫn và chip trên toàn cầu, đặc biệt là bài toán bảo đảm nguồn cung các kim loại đầu vào sản xuất bao gồm đồng và nhôm.
Nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở Dresden, Đức. (Ảnh: REUTERS)

EU đầu tư mạnh cho ngành công nghiệp bán dẫn

Liên minh châu Âu (EU) vừa thông báo kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ euro nhằm phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và tự chủ trong sản xuất chip. Trong bối cảnh các nhà sản xuất thiết bị điện tử và công nghệ châu Âu đối mặt nhiều khó khăn do tình trạng khan hiếm chip, quyết định này được kỳ vọng sẽ giúp EU nâng cao năng lực ứng phó cuộc khủng hoảng tiềm tàng về nguồn cung.
Quang cảnh Hội thảo.

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang ở giai đoạn khởi đầu

Việt Nam đang phụ thuộc 100% nguồn cung chip bán dẫn từ nước ngoài. Các công ty trong nước chỉ có Tổng Công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel (VHT) và FPT tham gia với công đoạn thiết kế chip. Các công ty trong nước có vốn đầu tư nước ngoài đa phần thực hiện các công đoạn gia công thiết kế vi mạch, lắp rắp, kiểm định.