Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn chiều 24/4.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định mình đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn, đó là quyết tâm chính trị cao từ Trung ương đến địa phương; môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI lớn trong lĩnh vực điện tử; lực lượng lao động có chất lượng, chi phí hợp lý đã và đang hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử dễ dàng chuyển đổi sang…
Giáo sư Park Inkyu chia sẻ về nghiên cứu mũi điện tử với sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội.

Công nghệ bán dẫn và những "ngách" nghiên cứu nhỏ mang giá trị lớn

Hai nhà khoa học nghiên cứu công nghệ bán dẫn nổi tiếng Hàn Quốc là Giáo sư Park Inkyu, Chủ nhiệm tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) và Giáo sư Lee Young Hee, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KAST), Giám đốc Trung tâm Vật lý Cấu trúc Nano tích hợp (CINAP) tại Đại học Sungkyunkwan (SKKU) đã chia sẻ về những nghiên cứu của mình, từ đó đưa ra những lời khuyên cho hướng phát triển bán dẫn của Việt Nam.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi động chương trình.

Đà Nẵng khởi động chương trình đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn

Sáng 26/3, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp Trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (VKU) và Đại học Đà Nẵng tổ chức chuỗi sự kiện lễ Khởi động Chương trình đào tạo nhân lực Vi mạch bán dẫn tại Thành phố Đà Nẵng. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng.
Quang cảnh hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam”.

Đại học Đà Nẵng: Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Sáng 8/3, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Quỹ châu Á và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thuộc Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam” và khai giảng khóa đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng.
Bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng ngày 26/1/2024. Ảnh: THANH TÙNG

Cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Cuối tháng 1/2024, UBND thành phố Đà Nẵng chính thức công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng. Đây là một trong ba trung tâm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia được quy hoạch lộ trình xây dựng từ nay đến năm 2030, cùng với các trung tâm đặt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tạo nền tảng để phát triển Mạng lưới Trung tâm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia.
Lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng.

Thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng

Sáng 26/1, thành phố Đà Nẵng công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng và tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Đà Nẵng và Chính sách đón làn sóng đầu tư phát triển ngành thiết kế vi mạch, trí tuệ nhân tạo”.
Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình chia sẻ về cơ hội cho ngành bán dẫn Việt Nam.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Kỳ vọng đưa Việt Nam thành điểm đến mới của ngành bán dẫn

Để thu hút lực lượng thanh niên vào ngành bán dẫn phải mở ra cơ hội để thanh niên được làm việc tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình hy vọng sẽ có nhiều hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài để Việt Nam trở thành điểm đến của ngành.
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Viettel, ông Đào Xuân Vũ. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam: Nhiều tiềm năng song còn thách thức

Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, song việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức và trở ngại. Do đó, rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan liên quan để cụ thể hóa các cơ hội hợp tác, kết nối và huy động các nguồn lực xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đến thăm và làm việc với Nhà máy sản xuất chip nhớ tại thành phố Icheon của SK Hynix, công ty sản xuất chip nhớ lớn thứ 2 thế giới.

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, hydrogen

Trao đổi với các lãnh đạo cấp cao Tập đoàn SK (Hàn Quốc), Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị Tập đoàn phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát triển trung tâm nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, hợp tác phát triển năng lượng xanh, sạch với chi phí cạnh tranh.
Các tọa đàm của Tuần lễ Khoa học VinFuture thu hút đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Cuộc hội tụ của các “ngôi sao khoa học” của ngành bán dẫn thế giới

Tọa đàm “Công nghệ Bán dẫn: Nền tảng của Thế giới hiện đại” do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 18/12 tạo cơ hội cho giới nghiên cứu Việt được kết nối với các trí tuệ xuất chúng và cùng bàn luận về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn đang bùng nổ trên toàn cầu.
Các trường đang quan tâm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao cho ngành công nghệ bán dẫn. Ảnh: HẢI NAM

Dọn đường cho đầu tư công nghệ bán dẫn

Thu hút vốn nước ngoài liên tiếp tăng, trong đó, nhiều dự án công nghệ bán dẫn có suất đầu tư hàng trăm triệu đến cả tỷ USD đã hiện diện ở Việt Nam. Với nhiều ưu thế về chính trị - xã hội, sản lượng tài nguyên đất hiếm và trữ lượng vonfram đáng kể, Việt Nam đang trở thành điểm đến mới nổi hấp dẫn đầu tư công nghệ bán dẫn.
Các đại biểu thăm Trung tâm Điện tử và Vi mạch bán dẫn (ESC).

Thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn

Cuộc khủng hoảng thiếu hụt chip bán dẫn trong những năm gần đây đã làm “tê liệt” dây chuyền sản xuất tại một số quốc gia. Trong bối cảnh đó, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở khu vực Đông Nam Á nổi lên như một giải pháp và Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành tâm điểm trong chuỗi đầu tư giá trị bán dẫn toàn cầu.
Các thành viên Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ thăm Trung tâm điện tử và vi mạch bán dẫn.

Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ thăm Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 8/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tiếp ông John Neuffer, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), cùng đại diện các doanh nghiệp Intel, Synopsys, Ampere Computing, Marvell.
Lao động làm việc tại nhà máy lắp ráp và thử nghiệm vi mạch điện tử của Công ty TNHH Intel Products Việt Nam.

Sôi động thị trường nhân sự bán dẫn

Sau khi quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ được thiết lập, những cơ hội hợp tác phát triển trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn ngày càng rộng mở hơn. Tuy nhiên, muốn gia nhập sâu vào hệ sinh thái sản xuất này, cần giải quyết triệt để bài toán thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực.
Công nhân Công ty Samsung Electronics Việt Nam vận hành hệ thống sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử.

Công nghiệp bán dẫn-động lực mới của Bắc Ninh

Là điểm đến được các tập đoàn lớn trong ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn lựa chọn, tỉnh Bắc Ninh đang tham gia mạnh mẽ vào hệ sinh thái bán dẫn trong nước và khu vực. Với những nỗ lực không ngừng, Bắc Ninh mong muốn trở thành đối tác tin cậy và là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045 trở thành thành phố công nghiệp công nghệ cao, sản xuất thông minh.
Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Tân Hạnh (bên trái ảnh) và ông Gary Campbell, đại diện ARM, trao thoả thuận hợp tác.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hợp tác đào tạo về thiết kế vi mạch bán dẫn

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và ARM Ltd đã ký kết thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và phát triển kỹ năng trong các ngành kỹ thuật máy tính và tin học cho công nghệ chip, đặc biệt như khoa học máy tính, mạch và hệ thống điện tử, hệ thống nhúng, chất bán dẫn, thiết kế vi mạch,...
Dây chuyền sản xuất công nghệ cao của Công ty TNHH một thành viên Công nghệ cao Điện Quang, Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. (Ảnh MAI HƯƠNG)

Tăng tốc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn

Cuộc khủng hoảng thiếu hụt chíp bán dẫn trong những năm gần đây đã làm “tê liệt” dây chuyền sản xuất tại một số quốc gia. Trong bối cảnh đó, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở khu vực Đông Nam Á nổi lên như một giải pháp và Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành tâm điểm trong chuỗi đầu tư giá trị bán dẫn toàn cầu.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh tiếp Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ.

Bắc Ninh chào đón những tập đoàn bán dẫn của Hoa Kỳ

Tại buổi tiếp và làm việc với Ngài Jonh Neuferr, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khẳng định: Bắc Ninh sẵn sàng hợp tác xây dựng hệ sinh thái công nghệ cao với các đối tác, đặc biệt Bắc Ninh chào đón những tập đoàn bán dẫn công nghệ cao của Hoa Kỳ.
Kiểm tra tấm wafer - nguyên liệu để sản xuất sản phẩm cho chất bán dẫn tại nhà máy của Công ty TNHH Hana Micron Vina (FDI Hàn Quốc), Khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang. (Ảnh TUẤN ANH)

Cơ hội “tỷ đô” cho ngành công nghiệp bán dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều tiềm năng và lợi thế, thu hút ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc, Ðài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ. Tuy nhiên đây là lĩnh vực còn rất mới ở Việt Nam, phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đón nhận cơ hội và phát triển một cách hiệu quả.