Nước lũ dâng ngập một số ngầm tràn, đoạn đường ở huyện Tuyên Hóa. (Ảnh: VT)

Quảng Bình: Lũ sông Gianh trên báo động II gây nguy cơ ngập lụt vùng trũng thấp

Chiều 5/11, Ủy ban nhân dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết, từ đêm qua đến sáng nay, nhiều nơi trên địa bàn có mưa to đến rất to. Lượng mưa lớn khiến nước sông, khe, suối dâng cao làm ngập nhiều tuyến đường, ngầm, cầu tràn và gây nguy cơ ngập lụt vùng trũng thấp.
Sau hai lần đầu tư 17 tỷ đồng, người dân dưới chân núi Van Cà Vãi vẫn bất an khi mùa mưa đến.

Cần hạn chế tình trạng tái sạt lở ở vùng định cư phòng chống sạt lở

Những năm qua, các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, điểm định cư cho người dân vùng sạt lở. Bên cạnh những công trình bảo đảm an toàn thì nhiều công trình hạ tầng, điểm định cư phòng chống sạt lở nhưng vẫn tái diễn tình trạng sạt lở đe dọa tính mạng người dân và lãng phí trong đầu tư. Vì vậy, cần tìm giải pháp bền vững để bảo đảm an toàn cho người dân và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Sau bão, nguy cơ sạt lở vẫn rình rập. Đường giao thông xã A Lù, Bát Xát, Lào Cai.

Giữ rừng để giảm nhẹ thiên tai

Siêu bão Yagi (bão số 3) với sức gió cấp 16, 17 và hoàn lưu của nó “quần thảo” trên khắp 26 tỉnh, thành phố phía bắc, khiến hàng trăm người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế vượt con số 80.000 tỷ đồng. Tang thương nhất là những vụ sạt lở đã dìm cả ngôi làng với hàng chục ngôi nhà, hàng trăm con người, vật nuôi trong bùn nhão, như ở thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát hay thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, cùng ở tỉnh Lào Cai…
Điểm sạt lở tại núi Van Cà Vãi, thị trấn Di Lăng, huyện miền núi Sơn Hà đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân.

Quảng Ngãi triển khai ứng phó sạt lở núi và ngập úng đô thị

Rút kinh nghiệm từ công tác ứng phó bão số 3 và mưa, lũ sau bão vừa qua tại các tỉnh phía bắc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó sạt lở núi, đồi và ngập úng đô thị.
Hiện trường vụ lở đất. (Ảnh: THANH SƠN)

Yên Bái thêm một người chết do lở đất

Khoảng 2 giờ ngày 13/9, tại bản Tát, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái xảy ra vụ sạt lở đồi, làm sập toàn bộ nhà của ông Hoàng Nguyên Lâm, khiến cháu trai Hoàng Tiến An (sinh năm 2012) chết và làm cháu gái Hoàng Minh Thư (sinh năm 2011) bị thương, được người nhà đưa đến cơ sở y tế để cứu chữa.
Những làng mới xây sau biến cố thiên tai ở huyện Nam Trà My giúp bà con nhân dân vững chãi ổn định cuộc sống.

Tái thiết những nóc làng sau biến cố thiên tai

Biến cố trong đời thường bám víu ký ức những người từng trải. Ám ảnh, sợ hãi hay mầm sống sinh sôi dựa tất thảy vào ý chí vững chãi ở mỗi người. Những ngôi làng, nóc nhà miền núi cao xã Trà Vân, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) là nơi chứa đầy ký ức đau thương của sạt lở núi kéo theo nhiều người đi mãi. Cũng từ nơi ấy, dân làng trụ vững đi tiếp hành trình sống bên rừng thiêng bao đời. Họ, cùng nhiều trợ lực khác, vững chãi tái thiết cuộc sống mới sau thảm họa thiên tai.
Lũ lớn làm tuyến đường bê-tông xi-măng từ Ủy ban nhân dân xã Sơn Bao đi thôn Nước Bao bị sạt lở nghiêm trọng, có đoạn ngoạm vào bên trong tạo hàm ếch sâu từ 8m-12m.

Nỗi lo sạt lở núi đe dọa tính mạng và tài sản của nhiều hộ dân ở huyện miền núi Sơn Hà, Quảng Ngãi

Mưa lớn kéo dài những ngày qua đã gây ra tình trạng sạt lở tại nhiều địa phương thuộc huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi), làm hư hỏng nhiều công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng thiết yếu. Đáng lo ngại, tình trạng sạt lở núi đe dọa tính mạng và tài sản của nhiều hộ dân.
Ðồng bào miền núi Tây Giang biểu diễn văn hóa truyền thống.

Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tây Giang

Là huyện biên giới của tỉnh Quảng Nam, Tây Giang thường xuyên chịu ảnh hưởng của sạt lở, lũ quét. Không để đồng bào Cơ Tu cùng bà con dân tộc thiểu số khác sống ở triền núi, sông suối có nguy cơ sạt lở, chính quyền địa phương lập làng mới, đưa dân về nơi an toàn. Với phương châm "lo xa để tránh họa gần", việc xây dựng làng mới và khu định cư không chỉ tạo nơi ở an toàn của nhân dân mà còn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội vùng biên giới Tây Giang.
Mưa lớn gây sạt lở núi làm Quốc lộ 15D bị sụt lún chỗ sâu nhất đến 5m, rất nguy hiểm.

Sạt lở núi nghiêm trọng tại Quảng Trị, đẩy một đoạn Quốc lộ 15D dịch chuyển hơn 6m

Vào hồi 0 giờ 15 phút ngày 16/10, mưa lớn gây ra vụ sạt lở núi nghiêm trọng tại Km7+ 800 trên Quốc lộ 15D chạy từ Cửa khẩu quốc tế La Lay về Đường Hồ Chí Minh nhánh đông ở xã A Ngo của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Giao thông trên toàn tuyến huyết mạch này ách tắc toàn bộ.
Hiện trường các lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm kiếm những người mất tích trong vụ sạt lở đất tại khu vực Tiểu khu 67, Trạm Kiểm lâm sông Bồ, huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: CÔNG HẬU)

Cần giải pháp khả thi đối với vùng nguy cơ sạt lở đất

Những năm gần đây sạt lở đất diễn ra thường xuyên ở vùng núi thuộc các tỉnh miền trung-Tây Nguyên. Thời gian xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa lũ và số lần xuất hiện có xu hướng gia tăng. Năm 2020 và 2021, tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế xảy ra nhiều vụ sạt lở đất, sạt lở núi gây thiệt hại nặng nề về người, nhà cửa và cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, trạm y tế và các công trình công cộng khác lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh kiểm tra xây dựng khu tái định cư tại xã Phước Thành.

Lo nhà ở cho người dân vùng sạt lở núi Phước Sơn

Mùa bão lũ năm 2020 đã để lại thiệt hại nặng nề cho người dân vùng cao huyện Phước Sơn (Quảng Nam). Đã hơn 10 tháng trôi qua, việc tìm mặt bằng, triển khai xây dựng các khu tái định cư gặp nhiều khó khăn; hiện mới có hơn 50 hộ dân ổn định nhà ở tại nơi ở mới, còn hơn 40 hộ đang trong giai đoạn triển khai thi công nhà ở.

Sạt lở núi cùng lũ dữ cuốn trôi sáu ngôi nhà và đe doạ hơn 40 người làng khu dân cư Mang Rin.

Sạt lở núi vùi làng

Sau tiếng nổ lớn, hơn bốn mươi người làng bên suối Nước Nỏ (khu dân cư Mang Rin, thôn Mang He, xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) chạy tán loạn. 25 đứa trẻ, lớn nhất tám tuổi và nhỏ nhất sáu tháng chạy theo người lớn trốn cơn lũ lở núi. Thêm chút rủi ro có thể tất cả bị vùi trong đất đá. Nhưng đau thương không xa, cho những ngày sắp đến…