Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 9/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Vườn quốc gia Cát Tiên là khu nổi bật đã thực hiện giám sát đa dạng sinh học từ đầu những năm 2000. (Ảnh: Vườn quốc gia Cát Tiên)

Cấp “hộ chiếu” tham quan rừng

Chủ trương phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng của ngành lâm nghiệp đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Vào rừng để tham quan, khám phá, trải nghiệm du lịch sẽ thúc đẩy kinh tế rừng phát triển, qua đó, góp phần giáo dục, bảo vệ môi trường tự nhiên bền vững…
Các chủ rừng tại huyện Điện Biên trao đổi kinh nghiệm quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.

Hiệu quả công tác tuyên truyền quản lý, bảo vệ rừng tại Điện Biên

Với 592 nghìn ha đất quy hoạch lâm nghiệp (chiếm 62% diện tích tự nhiên); trong đó diện tích có rừng hơn 419 nghìn ha, Điện Biên được xếp vào nhóm các tỉnh có diện tích rừng lớn. Do vậy công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Điện Biên luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu và nâng cao đời sống. Người dân từ việc hưởng lợi dịch vụ môi trường rừng đã yên tâm gắn bó với rừng...
Cục trưởng Trần Quang Bảo (trái) và ông AOYAMA Toyohisa, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Nhật Bản ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOC).

Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực lâm nghiệp

Theo thông tin từ Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngày 14/5, tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản, Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác song phương về lĩnh vực Lâm nghiệp.
Tỉnh Quảng Bình kiến nghị mở rộng đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng đối với các diện tích rừng tự nhiên.

Khó chi trả kinh phí từ bán tín chỉ carbon rừng

Giai đoạn 2023-2025, Quảng Bình nhận được hơn 235 tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon, qua đó mang lại nguồn thu cho các chủ rừng, góp phần hiệu quả vào công tác quản lý, bảo vệ rừng theo hướng bền vững. Nguồn kinh phí này được phân bổ khá lớn cho các đơn vị chủ rừng trong tỉnh nhưng việc chi trả gặp nhiều khó khăn do các quy định còn chồng chéo và chưa sát thực tế.
Nhiều diện tích rừng trồng bán ngập từ tiền trồng rừng thay thế ở Đắk Nông đã thành rừng và phát huy hiệu quả về môi trường.

Phát huy nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng Đắk Nông

Xác định được tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắk Nông đã chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ, phương án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông phê duyệt; tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, cộng đồng dân cư; phối hợp với các đơn vị chủ rừng được hưởng lợi từ tiền dịch vụ môi trường rừng thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng đúng mục đích, hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng…nên đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Việt Nam sẽ có 6 vùng trồng tập trung 500 nghìn ha rừng mới. (Ảnh: VGP)

Quản lý và khai thác bền vững tài nguyên rừng

Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng diện tích rừng của cả nước là khoảng 14,74 triệu ha, trong đó có 4 triệu ha rừng sản xuất, cung cấp hơn 20 triệu m3 nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ… Tuy nhiên, trong số diện tích rừng sản xuất hiện nay, diện tích rừng trồng gỗ lớn mới chỉ đạt khoảng 440.000 ha (chiếm hơn 10%).
Diện tích rừng toàn quốc đạt 14,86 triệu ha, tỉnh có diện tích rừng lớn nhất là Nghệ An, tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất là Bắc Kạn.

Nghệ An và Bắc Kạn là hai tỉnh có diện tích rừng và độ che phủ rừng lớn nhất

Ngày 20/3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị đã ký Quyết định 816/QĐ-BNN-KL của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023. Theo đó, diện tích rừng toàn quốc đạt 14,86 triệu ha, tỉnh có diện tích rừng lớn nhất là Nghệ An, tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất là Bắc Kạn.
Học sinh tham quan du lịch tại Khu Bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai.

Đồng Nai thông qua đề án gần 1.000 tỷ đồng phát triển du lịch sinh thái rừng

Chiều 4/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, đã quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, giai đoạn 2021-2030. Đây được xem là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch sinh thái rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, vốn được xem là “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ.
Tạo sinh kế cho người dân để giữ rừng

Tạo sinh kế cho người dân để giữ rừng

Thời gian qua, công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng xâm lấn đất rừng, phá rừng vẫn còn xảy ra tại một số địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp để cải thiện sinh kế cho người dân sống được bằng nghề rừng, tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng bền vững.Tác giả: LÊ ANHGiọng đọc: THU HÀ
Chuyện người Dao giữ rừng ở Bản Lọt

Chuyện người Dao giữ rừng ở Bản Lọt

Nhiều năm nay, đồng bào dân tộc Dao ở thôn Bản Lọt, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) nhận chăm sóc, bảo vệ hơn 200ha rừng phòng hộ theo hình thức cộng đồng, tự nguyện quyên góp chi trả. Bằng trách nhiệm và tình yêu rừng, bà con ở đây đã giữ rừng xanh tốt, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống của chính mình.Tác giả: QUỐC HỒNGGiọng đọc: THU HÀ