Việt Nam - thành viên của Công ước Khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris, đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Đặc biệt, tại COP26 năm 2021, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Cam kết này mở ra những cơ hội mới cho ngành lâm nghiệp trong việc thiết lập và vận hành cơ chế tài chính nhằm huy động nguồn lực quốc tế và trong nước, thông qua việc phát triển thị trường và thúc đẩy trao đổi tín chỉ carbon rừng.
Lâm nghiệp hiện là lĩnh vực duy nhất có khả năng phát thải ròng âm, nhờ vào quá trình bảo vệ và phát triển rừng của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Tại Hội thảo các chuyên gia cũng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thị trường carbon, chính sách quản lý tín chỉ carbon và phát triển thị trường carbon trong nước. |
Thực trạng và tiềm năng Việt Nam hiện đang triển khai duy nhất một Chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải/tín chỉ carbon rừng thông qua Thỏa thuận chi trả giảm phát thải cho 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với Ngân hàng Thế giới. Kết quả là đã chuyển nhượng thành công 10,3 triệu tấn CO2 và tiếp nhận 51,5 triệu USD trong giai đoạn 2018-2019.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đàm phán, ký kết Thỏa thuận mua bán giảm phát thải cho 11 tỉnh vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent). Thị trường carbon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, các nguồn lực tài chính cho hoạt động lâm nghiệp hiện vẫn còn nhiều khó khăn và thiếu ổn định, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thực tế của ngành.
Bảo đảm điều kiện để kinh doanh tín chỉ các-bon rừng
Tại Hội thảo các chuyên gia cũng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thị trường các bon, chính sách quản lý tín chỉ carbon và phát triển thị trường carbon trong nước. Đồng thời, tập trung thảo luận về thực trạng và tiềm năng của carbon rừng, xác định những cơ hội thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang đối mặt trong việc phát triển thị trường carbon rừng. Từ đó, đề xuất các giải pháp và định hướng phát triển bền vững cho thị trường này.